Thống Kê Giá Vàng Qua Các Năm Và Cơ Hội Đầu Tư Cho Các Gold Trader

Với vai trò là một kim loại quý có tác dụng như một “tài sản trú ẩn” lý tưởng trước những biến động của thị trường, vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn được các nhà đầu tư cực kỳ quan tâm. Trong 10 năm qua, giá vàng Việt Nam đã chứng kiến những thời điểm biến động mạnh mẽ mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các gold trader.

Đang xem: Giá vàng qua các năm

Khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 đã khiến vàng gần như trở thành kênh đầu tư nóng nhất trên thị trường tài chính thế giới khi giá của kim loại quý này liên tục xô đổ các đỉnh giá trong lịch sử.Báo Năng Lượng

Nhìn vào lịch sử giá vàng, năm 2020 không phải năm duy nhất chứng kiến giá vàng biến động mạnh khiến thị trường chao đảo. Trong hành trình 10 năm qua, dù xu hướng chúng là tăng giá nhưng cả thị trường vàng thế giới và Việt Nam đã chứng kiến những cơn địa chấn giá vàng hay những lần giá vàng lao dốc thẳng đứng làm nhiều nhà đầu tư phải thót tim với những phiên giao dịch không khác gì chơi tàu lượn siêu tốc.

Đầu tư vàng đã chứng minh việc sinh lợi nhuận trong những năm gần đây nhưng chính vàng cũng là một là tài sản vô cùng phức tạp và giá và tiềm ẩn rủi ro đến từ tính biến động quá lớn. May mắn là dù nổi tiếng bởi sự “thất thường” về giá của mình nhưng theo các chuyên gia vàng lại biến động có tính chu kỳ và mối tương quan mật thiết đến thị trường tài chính nói chung.

Vậy, để đầu tư vàng thành công thì điều tiên quyết là dự đoán chính xác quy luật biến động giá vàng để lựa chọn thời điểm đầu tư đúng đắn. Trong bài viết này, phunutiepthi.vn sẽ cùng các bạn phân tích hành trình biến động giá vàng qua các năm tại Việt Nam và cơ hội đầu tư cho các gold trader.

*

Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm

1. Biểu đồ giá vàng Việt Nam trong 10 năm qua (2010- 2020) : Xu hướng đi lên với 3 lần biến động mạnh mẽ

*

Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm (2010-2020)

Mặc dù vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước do nhiều yếu tố như tỷ giá hối đoái hay sự mất cân bằng nguồn cung cầu vàng, nhìn chung giá vàng Việt Nam được xác định và biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.

Biểu đồ giá vàng (2010-2020) trên cho thấy xu hướng biến động chung của giá vàng trong nước là đi lên với 3 lần biến động mạnh mẽ: lần 1 là năm 2011, lần 2 là giai đoạn cuối 2012, đầu năm 2013 và lần thứ 3 chính là giữa tâm điểm của đại dịch Covid-19.

1.1 Sau cơn sốt vàng 2011, vàng ít biến động do chính sách “siết” thị trường vàng của NHTW

Năm 2012 đã chứng kiến những thay đổi lớn, có thể nói là chưa từng có tiền lệ, về hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với thị trường vàng.

Lý do nhà nước phải “siết” thị trường vàng là vì thời điểm trước năm 2012, thị trường vàng thường xuyên xuất hiện những cơn sốt ảo mỗi khi giá vàng biến động mạnh.

Việc can thiệp vào thị trường vàng một cách khôn khéo và hợp lý của nhà nước thông qua một loạt nghị định và chính sách quản lý đảm bảo việc kinh doanh, với quyết tâm “chống vàng hóa”, đầu tư vàng diễn ra được ổn định. Từ đó giá vàng cũng biến động khá nhẹ nhàng trong một khoảng thời gian, các nhà đầu tư hạn chế những rủi ro cạnh tranh không lành mạnh, cũng là biểu thị cho tình hình kinh tế ổn định.

Tham khảo ngay  Kinh Doanh Ngoại Tệ Ở Việt Nam, Kinh Doanh Ngoại Tệ Và Sản Phẩm Phái Sinh

1.2 Giá vàng những năm gần đây với nhiều dấu hiệu tích cực mở ra cơ hội cho nhà đầu tư

Đà tăng giá của vàng thực chất bắt đầu từ vài năm trước, nhưng từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020, giá vàng chính thức bứt phá mạnh mẽ khi tính từ đầu năm 2020 giá vàng SJC đã tăng tới hơn 25 triệu đồng/lượng, tương đương hơn 36%.

Trong một môi trường mà lợi suất trái phiếu gần bằng 0 và về âm nếu tính cả lạm phát, chi phí cơ hội giữ vàng là bằng 0. Theo một chuyên gia kinh tế, trong lịch sử, đây là lúc vàng có mức giá tốt nhất.

Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về giá vàng qua các năm tại Việt Nam 10 năm qua.

2. Thống kê lịch sử giá vàng qua các năm tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, những năm qua,giá vàng tăng liên tụcbình quân 1 năm tăng 24%, cao đến mức mà mọi người vẫn xem “vàng bỏ ống cũng có lãi’’. Tình trạng giá vàng tăng lên là do tác động của lạm phát cùng các yếu tố tâm lý, lòng tin của các nhà đầu tư. Ở Việt Nam, vàng trong dự trữ ngoại hối của quốc gia ước tính lên đến 300- 350 tấn vàng, tương đương khoảng 20 tỷ USD, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong GDP và trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm.

2.1 Cơn sốt giá vàng năm 2011

Biểu đồ giá vàng Việt Nam năm 2011

Những ký ức về những ngày nóng như chảo lửa của giá vàng 10 năm trước, khi các nhà đầu tư lướt sóng vàng “ăn chực nằm chờ” ở phố vàng, nín thở canh mua canh bán từng lượng hẳn sẽ khiến nhiều người bồi hồi khi nhớ lại.

Giai đoạn năm 2008-2011, nền kinh tế toàn cầu chật vật gượng dậy từ cuộc khủng hoảng tài chính, các Ngân hàng trung ương ồ ạt in thêm tiền để hỗ trợ nền kinh tế khiến giá vàng tăng chóng mặt.

*

Vàng lập đỉnh cao nhất trong lịch sử khiến người dân toàn quốc đổ xô đi bán vàng.

Cũng chỉ sau đó một ngày, tức là phiên giao dịch sáng ngày 10-8, khi giá vàng giảm 1,7 triệu/lượng so với phiên giao dịch chiều ngày 9-8, vẫn với cảnh tượng lặp lại một lần nữa nhưng chỉ có điều là người dân lại đổ dồn đi bán vàng.

Cuối tháng 9-2011, thị trường vàng Việt Nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng. Khép lại năm 2011, giá vàng thế giới dao động nhẹ quanh mốc 43 triệu đồng/lượng trên thị trường Việt Nam.

2.2 Giá vàng qua các năm 2012-2015 – Bắt đầu chu kỳ giảm với những lần trượt giá thẳng đứng

2.2.1 Lịch sử giá vàng năm 2012

Tốc độ tăng trung bình giá vàng của năm 2012 vẫn còn cao do vẫn được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và nhu cầu mua vàng phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng nợ leo thang ở châu Âu cũng như hàng loạt bất ổn khác của kinh tế toàn cầu, nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ cùng kỳ của năm 2011.

Giá vàng năm 2012 tăng chậm lại do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một nguyên nhân được xem là quan trọng nhất đó là do lạm phát đã được kiềm chế khi tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2012 đã chậm lại nhanh so với năm trước và thấp hơn mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, năm 2012 đã chứng kiến những thay đổi lớn, chưa từng có tiền lệ, về hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với quyết tâm “chống vàng hóa” đối với thị trường đặc thù này.

2.2.2 Thống kế giá vàng năm 2013

Tính đến năm 2013, giá vàng SJC trong nước giảm gần 12 triệu đồng/ lượng.

Đầu năm 2013, giá vàng SJC mua bán trong vùng 46 – 46,75 triệu đồng/lượng, mức giá giao dịch này được giữ trong suốt nửa đầu tháng 1/2013. Từ giữa tháng 1/2013, giá vàng SJC giảm dần xuống đạt dưới mốc 43 triệu đồng/lượng và bắt đầu mất mốc 40 triệu đồng từ tháng 6.

Ngày cuối cùng của năm 2013 giá vàng giao dịch xuống mức 34,77 triệu đồng/lượng (bán ra). Tính đến chiều ngày 31-12, giá vàng trong nước giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối chiều qua, ở mức 34,77 triệu đồng/lượng. Như vậy, tổng mức giảm của giá vàng trong năm 2013 này là 11,53 triệu đồng/lượng.

2.2.3 Giá vàng vào năm 2015

Năm 2015 tiếp tục chứng kiến những lần giảm sốc của kim loại quý này và trở thành một năm không mấy suôn sẻ với những người yêu thích kênh đầu tư này bởi tài sản của họ đã “bốc hơi” đáng kể.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Cách Tạo Ví Neo - Cách Tạo Ví Neo Tracker Là Gì

Nếu như trong những ngày đầu năm 2015, giá vàng vẫn quẩn quanh ngưỡng 35 triệu đồng, đặc biệt, những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 giá vàng có lúc được đẩy lên tới 35,84 triệu đồng/lượng do nhu cầu mua vàng cầu may đầu năm.

Tuy nhiên, kim loại màu vàng này bắt đầu “hạ nhiệt” vào những ngày cuối tháng Tư, khi để mất mốc 35 triệu đồng/lượng và khủng hoảng thực sự đến vào hồi giữa tháng 7 khi giá kim loại màu vàng này liên tục giảm mạnh và chạm mức thấp nhất trong vòng 5 năm từ 2010 đến 2015.

Xem thêm: State/Province/Region Là Gì ? Hướng Dẫn Tự Mua Hàng Trên Amazon

2.3 Đồ thị giá vàng năm 2016 – Bật tăng trở lại nhưng vẫn trồi sụt, phản ứng nhà đầu tư khá dè dặt

Giá vàng năm 2016

Trước các biến động mạnh trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước có thời điểm bị kéo xuống đáy, song cũng có lúc bị đẩy lên rất cao và sau đó neo ở mức cao dù giá vàng thế giới giảm rất mạnh. Thị trường 2016 chứng kiến nhiều biến động của giá vàng nhưng phản ứng nhà đầu tư khá dè dặt.

Sau 5 tháng đầu năm, giá vàng tăng/giảm quanh ngưỡng 33- 34 triệu đồng/lượng bất chấp giá thế giới leo thang. Vàng trong nước chính thức tìm lại mốc 35 triệu đồng/lượng vào tháng 6 cùng năm. Với việc điều chỉnh tăng 1,6 – 1,8 triệu đồng/lượng trong tháng 6, giá vàng Việt Nam đã ghi nhận bước tiến 5,1%- tốt nhất kể từ đầu năm.

Từ những ngày cuối tháng 11 – 2016, các nhà đầu tư đã chú ý đến hiện tượng chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước. Giá vàng SJC trong nước đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng. Sang tháng 12, mức chênh này được đẩy lên mức kỷ lục mới trên 5 triệu đồng/lượng.

Như vậy, tính chung cả năm 2016, người mua vàng tại Việt Nam đã có lời khi giá vàng trong nước tăng vọt từ mức 32,86 triệu đồng/lượng lên mức 36,1 triệu đồng/lượng, tương đương mức lãi khoảng 9%.

2.4 Tổng hợp giá vàng từ năm 2017 đến 2018 – Ít biến động với dấu hiệu tích cực của xu hướng tăng

Kết thúc năm 2017, giá vàng tăng trưởng với mức rất cao, tăng hàng tháng là 1,64% và mức tăng 12,67% hàng năm – mức tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2010.

Đầu năm 2018, thị trường vàng tương đối ổn định, tới khoảng giữa năm, giá vàng thế giới tụt dốc không phanh về mốc 1.278,9 USD/ounce, và tới tháng 11, giá vàng tăng mạnh do đồng USD yếu.

Trong năm 2018, thị trường vàng trong nước khá yên ắng, không có nhiều biến động khi ổn định ở mức khoảng 34 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giới phân tích đã dự đoán rằng làn sóng tăng giá của vàng đã bắt đầu từ năm 2018, nguyên nhân là do các nhà đầu tư bất an về khủng hoảng kinh tế thế giới.

2.5 Giá vàng những năm gần đây từ 2019 trở đi – Khởi đầu của chu kỳ tăng giá

*

Giá vàng năm 2019

Trong tháng đầu tiên của năm 2019, giá vàng trong nước diễn biến tích cực với mức tăng 500.000 đồng/lượng, giao dịch trên mốc 37 triệu đồng/lượng nhờ sự hỗ trợ từ thị trường quốc tế. Sự biến động giá được ghi nhận ở 3 mốc chính.

Vào thời điểm 25-2, giá chạm mức đỉnh 1 năm khi tăng gần 300.000 đồng/lượng, đạt 36,80 triệu đồng/lượng-37,63 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sức cầu trong nước gia tăng bởi vào dịp ngày vía Thần Tài, nhiều người dân đi mua vàng nhằm mang lại may mắn cho cả năm.

Giữa quý II, thị trường ghi nhận mức giá tăng mạnh nhất của năm, từ mức 36,63 triệu đồng/lượng-36,72 triệu đồng/lượng, giá vàng lên 36,96 triệu đồng/lượng-37,15 triệu đồng/lượng.

Sau đợt tăng trên, giá vàng dần hạ nhiệt ở giai đoạn nửa cuối năm và cho đến hết năm không thể trở lại ngưỡng 37 triệu đồng/lượng thêm lần nào. Trong thời điểm cuối năm, giá dao động quanh ngưỡng thấp 36,29 triệu đồng/lượng-36,39 triệu đồng/lượng, thấp hơn so với ngưỡng giá cao nhất trong năm khoảng 3%.

Nhìn chung, giá vàng trong nước bình quân năm 2019 tăng 7,55% so với năm 2018.

2.6 Dịch Covid-19 và sự bùng nổ giá vàng năm 2020

*

Giá vàng SJC trong năm 2020

Đà tăng từ năm 2019 tiếp diễn và duy trì trong suốt năm 2020 trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 cường quốc đứng đầu thế giới vẫn bi quan cộng thêm đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Kim loại quý trong nước và thế giới đang trong những phiên giao dịch tích cực nhất từ đầu năm đến nay khi giá mặt hàng này liên tục vượt đỉnh lịch sử ở các thị trường.

Tham khảo ngay  Từ Điển Anh Việt " Retest Là Gì ? Cách Giao Dịch Forex Với Retest Hiệu Quả Nhất

Giá vàng năm 2020 đã khép lại một năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2010, dù khả năng tăng tiền hỗ trợ cho người dân Mỹ trong đại dịch giảm đi và các thị trường chứng khoán đi lên gây sức ép lên giá kim loại quý này.

3. Nguy cơ thua lỗ khi giá vàng tăng ở mức kỷ lục trong năm 2020

Hiện giá bán vàng miếng cao nhất là tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam với mức 58,1 triệu đồng/lượng, tăng thêm 3,4 triệu đồng/lượng sau một tuần. Giá mua vào của ngân hàng này là 56,46 triệu đồng/lượng, tăng thêm 3,7 triệu đồng/lượng so với tuần trước.

Như vậy, khoảng cách giữa giá mua và bán tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam từ mức 1,94 triệu đồng mỗi lượng của tuần trước đã giảm xuống còn 1,64 triệu đồng/lượng nhưng đây vẫn là mức chênh lệch cao nhất trên thị trường.

Trong thời gian gần đây, giá vàng trong nước còn diễn biến tăng / giảm một cách phức tạp và khó lường, chủ yếu do tình hình dịch bệnh Covid-19. Đây có thể được xem là giá vàng đang trong thời kỳ rủi ro cao nhất, có thể sẽ biến động mạnh, tăng hoặc giảm đột ngột.

Do đó, các nhà đầu tư vàng cần cẩn thận trước các cơn sốt vàng. Có thể khẳng định vàng hiện đang là kênh đầu cơ hấp dẫn. Tuy nhiên, với tình trạng giá vàng diễn biến bất thường và có khả năng đang ở đỉnh như hiện tại, việc đầu cơ trở lên cực kỳ rủi ro và có nguy cơ khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng nề về việc đầu tư vàng.

Đầu tư vàng không giống như đầu tư bất động sản hay đầu tư chứng khoán. thị trường vàng biến động phụ thuộc vào thông tin và nhu cầu trong nước cũng như giá vàng, tình hình kinh tế,chính trị quốc tế. Việc đua theo giá vàng quốc tế đã từng khiến nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt.

4. Nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư vàng hiện nay

Để giảm thiểu rủi ro trong các quyết định đầu tư hiện nay, nhà đầu tư muốn giao dịch vàng cần chú ý những nguyên tắc sau đây:

Các nhà đầu tư không nên lấy số vốn lưu động để đầu tư. Hiện giá vàng trồi/sụt bất thường, và nếu thị trường theo hướng giảm hoặc không tăng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của mình. Tiền mua vàng nên là số tiền nhàn rỗi.Theo dõi thị trường vàng trong nước và quốc tế thường xuyên để xác định được mức chênh lệch giá mua/ bán trên thị trường thế giới và Việt Nam để tính được mức độ rủi ro trong quá trình giao dịch. Thị trường vàng thường lên xuống thất thường, có thể tăng giảm 10%, động nghĩa là có thể lời/ lỗ đến 10%. Nếu nhà đầu tư chấp nhận được mức độ rủi ro đó thì có thể mua vàng, trong trường hợp cảm thấy mức rủi ro này quá cao thì không nên đầu cơ.Nhà đầu tư nên phân bổ số tiền nhàn rỗi thành nhiều mục đầu tư để phân bổ mức độ rủi ro. Bạn có thể cân nhắc việc đầu tư một phần cho vàng, một phần mua bất động sản và phần còn lại đầu tư vào chứng khoán (hoặc gửi ngân hàng).Một lời khuyên cho các nhà đầu tư, nên thận trọng trong đầu tư lướt sóng vàng, mua đi bán lại liên tục. Nếu mua vàng, ít nhất cần giữ vàng từ 3 đến 6 tháng rồi xem xét tình hình có nên bán ra hay không.

Kết lại

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn giá vàng qua các năm 2011 – 2020 tại Việt Nam. Có thể nói hiện tại dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vào một đợt suy thoái nặng nề. Vì thế, giá vàng trong nước được dự báo sẽ còn nhiều biến động. Vì vậy, các nhà đầu tư muốn giao dịch vàng trong thời điểm này nên xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng để lại bình luận bên dưới.

Xem thêm: Có Thể Thay Bột Bắp Dùng Để Làm Gì, Có Thể Thay Bột Bắp Bằng Bột Năng Khi Làm Bánh

Mặt khác, chúng tôi đang cung cấp khóa học về phương pháp đầu tư vàng hiệu quả thông qua kênh CFDs Forex. Bạn chỉ cần tiến hành đăng nhập là có thể học được khóa cơ bản. Sau đó, nếu cảm thấy mình có khả năng, bạn có thể liên kết với dịch vụ hoàn tiền khi giao dịch Forex của chúng tôi, chúng tôi sẽ tặng miễn phí cho bạn khóa học nâng cao (chỉ tặng cho pro-trader).

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button