Giờ Cot Là Gì – Cut Off Time Là Gì
Cut off time là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu? Vậy Closing time trong Logistics là gì? Cùng Trường Phát tìm hiểu nhé!
Cut off time là một khái niệm quen thuộc trong ngành Logistics và với những người làm việc lâu năm trong ngành này chắc chắn đều có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết được Cut Off Time là gì? Vì vậy trong bài viết hôm nay Trường Phát sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.
Đang xem: Giờ cot là gì
1. Cut Off Time Là Gì? Closing Time Là Gì?
Cut Off Time là gì? Cut off time hay còn được gọi với từ đồng nghĩa khác là closing time, deadtime là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành xuất nhập khẩu. Cụ thể khái niệm này muốn nói đến hạn cuối cùng shipper cần thanh lý container cho hãng tàu để hãng tàu bốc xếp container lên tàu.
Người Việt Nam thường gọi khái niệm này bằng cụm từ” mấy giờ tàu cắt máng”. Với những khách hàng lựa chọn vận chuyển hàng hóa đường biển cần nhớ rằng nếu lô hàng của bạn thanh lý sau cut off time thì khả năng cao sẽ bị rớt tàu. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến thời hạn này tránh các rủi ro ngoài ý muốn gây thiệt hại cho mình.
Thời gian closing time thông thường được các hãng tàu quy định là thời hạn nộp chi tiết bill cho hãng tàu. Tuy nhiên cần lưu ý đối với hàng hóa đi Nhật (Japan) hoặc Shanghai thì thời hạn nộp chi tiết bill sẽ sớm hơn so với thông thường khoảng 3 ngày trước ngày tàu chạy.
2. Những đối tượng liên quan đến Cut Off Time
Như vậy chúng ta đã vừa cùng tìm hiểu về khái niệm closing time trong logistics là gì? Nội dung tiếp theo hãy cùng xem những đối tượng nào sẽ có liên quan đến thuật ngữ này nhé.
+ Người mua (Người nhập khẩu) chính là người đặt hàng mua hàng hóa, sản phẩm.
+ Người bán (Người xuất khẩu) là bên sản xuất và cung cấp hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu người mua.
+ Công ty vận chuyển sở hữu hãng vận tải chuyên phục vụ chở hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích.
+ Hải quan của cả hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu làm nhiệm vụ cung cấp thông quan cho hàng hóa rời khỏi nước xuất khẩu và nhập cảnh vào nước nhập khẩu.
+ Cảng vụ cũng sẽ bao gồm cả chính quyền cảng của ít nhất 2 nước có liên quan đến quá trình vận chuyển. Chính quyền cảng của nước xuất khẩu có chức năng sắp xếp mặt bằng cho hàng hóa chất lên tàu. Cảng vụ của nước nhập khẩu cung cấp thông quan cho hàng hóa được nhập vào.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tạo Gmail Không Cần Xác Minh Số Điện Thoại Di Động
+ Công ty bảo hiểm có vai trò giúp trang trải các rủi ro trong quá trình vận chuyển
+ CHA là địa lý của cơ quan Hải quan có nhiệm vụ hỗ trợ nhà nhập khẩu và xuất khẩu các vấn đề liên quan đến việc nhận thông quan từ các cơ quan.
+ Nhà cung cấp vận tải đa phương thức như đường sắt, đường bộ giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho/nhà máy đến cảng và từ cảng đến với người nhận được thông suốt, thuận lợi.
3. Phân loại Cut Off Time (Closing Time) hiện nay
Thông tin tiếp theo Trường Phát sẽ chia sẻ với các bạn sau khái niệm Cut off time là gì đó chính là phân loại Cut Off Time hay Closing Time.
Hiện nay Cut off time gồm có các loại sau đây:
3.1 Cut off S/I
S/I là từ viết tắt của Shipping Instruction là một trong những nội dung quan trọng mà shipper cần gửi cho hãng tàu để có thể phát hành B/L cho shipper. Trường hợp nếu không gửi đúng hẹn sẽ không thể làm kịp B/L và hậu quả là lô làng sẽ không được vận chuyển và từ thông dụng trong ngành gọi là “rớt hàng hay rớt tàu”.
3.2 Cut off VGM
Đây là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu cần gửi Phiếu cân containers về cho hãng tàu. Nếu không gửi kịp thì lô hàng cũng sẽ không kịp làm B/L và phải chấp nhận bị “rớt hàng.
3.3 Cut off Doc hay Cut off draft B/L
Cut off Doc là một loại cut off time mà shipper cần phải xác nhận nội dung của B/L với hãng tàu. Nếu quên xác nhận hay xác nhận muộn thì hãng tàu sẽ dùng nội dung S/I mà shipper đã gửi để ra vận đơn gốc. Mọi điều chỉnh, sửa đổi về sau của shipper về nội dung vận đơn sẽ bị tính phí.
3.4 Cut off C/Y hay Cut off bãi
Đây là thời hạn cuối mà shipper phải giao hàng đến nơi hạ container hàng theo đúng quy định. Nhân viên hiện trường chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan cần hoàn thiện “vào sổ tàu” khâu cuối cùng của việc thông quan hải quan hàng xuất đó. Trường hợp không kịp hoàn thành một trong 2 việc thì lô hàng cũng sẽ bị “rớt tàu”.
4. Không Kịp Closing Time Phải Làm Gì?
Sau khi tìm hiểu closing time trong logistics là gì chúng ta có thể thấy rằng closing time là thời hạn đặc biệt quan trọng để chắc chắn hàng hóa được lên tàu vận chuyển đúng tiến độ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nếu không kịp closing time thì các bạn cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết như sau:
+ Trước tiên hãy tìm kiếm mối quan hệ với bên Forwarder. Đây là bộ phận sales của hãng tàu họ trực tiếp tiếp nhận các đơn hàng của bạn và sắp xếp kế hoạch để chuyển đơn hàng. Do đó Forwarder sẽ có khả năng tác động đến bộ phận OPS ở cảng lưu ý đến hồ sơ của bạn để xin thêm thời gian giúp bạn kịp cut off time.
Xem thêm: Đột Nhập Vào Chuồng Trâu Cày Coin, Thợ Đào Tiền Ảo Việt Nam Bán Tháo Trâu Cày
+ Vấn đề quan trọng tiếp theo là cần tiến hành các thủ tục cần thiết gồm:
Xin mẫu đơn lùi closing time có chữ ký hoặc đóng dấu của hãng tàuĐưa đơn lên bộ phận terminal của cảng để xin xác nhậnBộ phận terminal sẽ xem xét nếu thuận lợi sẽ note vào trong sổ tàu
Trường hợp không thể kịp thời gian hãng tàu sẽ lùi đơn hàng sang chuyến khác và thống báo về tình trạng này để khách hàng quyết định book hay không book nữa nhằm tránh thiệt hại cho cả 2 bên.