Hồ Sơ Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Gồm Những Gì ? Hồ Sơ Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Bao Gồm Những Gì
Trong cuộc sống, không hiếm trường hợp người dân bị xử phạt vi phạm hành chính. Điển hình như khi vượt đèn đỏ; không đăng ký thường trú khi đủ điều kiện; đánh vợ… Vậy thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện thế nào?
Câu hỏi: Tôi mới bị xử phạt vi phạm hành chính vì lỗi vượt đèn đỏ. Vậy cho tôi hỏi thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện thế nào? Đây là gì? Gồm những hình thức nào? Hồ sơ, thẩm quyền và thời hạn quy định ra sao?
Trả lời:
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là gì? Gồm hình thức nào?
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đang xem: Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm những gì
2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Định nghĩa này được nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, chỉ có định nghĩa về vi phạm hành chính cũng như xử phạt vi phạm hành chính mà không có định nghĩa cụ thể về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, từ hai định nghĩa trên, có thể hiểu thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tư, các bước thực hiện xử phạt những lỗi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức của cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
– Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
– Phạt tiền cá nhân từ 50.000 – 01 tỷ đồng và từ 100.000 – 03 tỷ đồng với tổ chức trừ trường hợp vi phạm về thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, chứng khoán…
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01-24 tháng tùy vào từng vi phạm.
– Tịch thu tang vật, phương tiện được người vi phạm sử dụng nhằm thực hiện hành vi vi phạm để sung vào ngân sách Nhà nước.
– Trục xuất áp dụng với người nước ngoài có vi phạm hành chính tại Việt Nam.
Như vậy, hiện có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng.
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 56 và Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hành chính có thể bị xử phạt bằng cách lập biên bản hoặc không lập biên bản.
– Không lập biên bản xử phạt hành chính: Với trường hợp vi phạm bị cảnh cáo hoặc phạt tiền cá nhân đến 250.000 đồng, tổ chức đến 500.000 đồng thì có thể xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Tuy nhiên, dù xử phạt tại chỗ thì quyết định xử phạt vẫn phải ghi rõ:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định.
+ Họ, tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm.
+ Hành vi vi phạm.
+ Địa điểm xảy ra vi phạm.
+ Chứng cứ và tính tiết liên quan.
+ Họ, tên, chức vụ người ra quyết định xử phạt.
+ Điều, khoản văn bản được áp dụng.
Đặc biệt, nếu phạt tiền thì ghi rõ mức tiền phạt.
– Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính: Việc lập biên bản áp dụng với các vi phạm không thuộc trường hợp không lập biên bản. Khi lập biên bản thì hồ sơ xử phạt hành chính gồm:
+ Biên bản vi phạm hành chính.
+ Quyết định xử phạt hành chính.
+ Tài liệu, giấy tờ, chứng cứ liên quan. Lưu ý: Những tài liệu, giấy tờ, chứng cứ này phải được đánh bút lục.
Đặc biệt, nếu vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ như máy bắn tốc độ, camera… thì phải lập biên bản.
Ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính?
Theo khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của từng lĩnh vực được Chính phủ quy định cụ thể trong các văn bản xử phạt hành chính của lĩnh vực đó tương ứng với các mức tiền phạt.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ được xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý ở địa phương. Đặc biệt, nếu vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì sẽ do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trong đó, có thể kể đến như:
– Vi phạm giao thông: Đội trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc, Cục trưởng.
– Vi phạm lĩnh vực hải quan: Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng.
– Vi phạm lĩnh vực thuế: Chi Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng…
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện thế nào? (Ảnh minh họa)
Khi nào phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Nếu vụ việc có tình tiết phức tạp mà không phải giải trình thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Riêng vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp… mà cần phải có thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người đang giải quyết phải báo cáo với Thủ trưởng của mình bằng văn bản để xin gia hạn.
Việc gia hạn này cũng không được quá 30 ngày.
Như vậy, căn cứ quy định này, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày. Nếu phải kéo dài thì tối đa chỉ có thể kéo dài đến 60 ngày.
Quyết định xử phạt hành chính trông thế nào?
Hiện nay, quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP như sau:
CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:…/QĐ-XPVPHC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày……..tháng……..năm………
QUYẾT ĐỊNH
xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số………/BB-VPHC lập ngày…/……/….
Căn cứ Biên bản phiên giải trình trực tiếp số…./BB-GTTT lập ngày…./…./…. (nếu có)
Căn cứ Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính số…/BB-XM lập ngày…./…./… (nếu có)
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số…./QĐ-GQXP ngày…./…./…….. (nếu có)
Tôi: …………………………………………………………………………………………………..
Xem thêm: Bán Tài Khoản Paypal – Mua Sắm Và Thanh Toán Theo Cách Mới
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với có tên sau đây:
: ……………………………………… Giới tính: ……………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./ …………………… Quốc tịch: …………………………
Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……………….; ngày cấp:…./…./……….;nơi cấp: …………………………………………………………………………………………….
: …………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp:……………………………………………………………………………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động:……………………………………………………………………….….
Ngày cấp:…./…./…….. ………………………………. ; nơi cấp:………………………..
Người đại diện theo pháp luật: …………………. Giới tính: ………………………..
Chức danh: ……………………………………………………………………………………..
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: ……………………………………….
3. Quy định tại: ………………………………………………………………………………..
4. Các tình tiết tăng nặng (nếu có):…………………………………………………….
5. Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có):……………………………………………………….
6. Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính:
Cụ thể:……………………………………………………………………………………………
b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):………………………………………………
c) Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):…………………………………….
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả……………… ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là:……………
(Bằng chữ:………………………………………………………………………………………. )
cho: ………………………………………………………………………………………………….là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…./…./……..
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)……………………………. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông (bà)/tổ chức………………………… không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức(16) ………………………………………………..phải nộp tiền phạt tại……………………………………………………………………………hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số:……………. của …………………………………trong thời hạn…………… ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức……………………………………………………….có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho……………………………………………………………. để thu tiền phạt.
3. Gửi cho……………………………………………………. để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.
Xem thêm: “Pura Vida Là Gì – Tất Tần Tật Từ Az Cho Chuyến Đi Của
Trên đây là thông tin về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện thế nào? Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi.