Nguồn Vốn Là Gì? Các Hình Thức Huy Động Vốn Doanh Nghiệp NguồN VốN Lã  Gã¬

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Đang xem: Nguồn vốn là gì? các hình thức huy động vốn doanh nghiệp

Tham khảo thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

+ Những Vấn Đề Cơ Bản Về Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

+ Khái niệm cấu trúc vốn và nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

*

1. Nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó.

*

Nguồn vốn là gì
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ làm luận văn thuê Cần Thơ, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Phân loại nguồn vốn:

Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì có 2 loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và tài sản.

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lợi nhuận thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán.

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua mà Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực của mình. Nợ phải trả có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc như phải thế chấp, phải trả lãi,…

2.1 Khái niệm nguồn vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh doanh không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Vốn chủ sở hữu là vốn được tính = tổng tài sản – nợ phải trả.

Nội dung vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu.:

– Là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước); vốn góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, …

Thặng dư vốn cổ phần.

– Là tổng giá trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu. Là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước); vốn góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, …

Vốn khác của chủ sở hữu: Là vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của DN, hoặc được – tặng, biếu viện trợ….

Cổ phiếu quỹ

– Là giá trị thực tế mua lại số cổ phiếu do công ty c ổ ph ần phát hành sau đó được mua lại bởi chính công ty cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ.

– Chênh lệch đánh giá lại tài sản: là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cổ định so với giá đánh giá lại được thể hiện trong biên bản đánh giá lại của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cổ định.

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước khi đi vào hoạt động).

– Quỹ đầu tư phát triển: là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.

– Quỹ dự phòng tài chính: là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng để bù đắp khi doanh nghiệp gặp rũi ro về tài chính.

– Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: Là quỹ được hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào vi ệc khen thưởng hoặc các mục đích khác phục vụ công tác điều hành của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị

– Lợi nhận sau thuế chưa phân phối: phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

– Nguồn vốn đầu tư XDCB: là nguồn vốn được hình thành do ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng sản xuất, kinh doanh, mua sắm tài sản cố định để đổi mới công nghệ.

– Nguồn kinh phí và các quỹ khác: bao gồm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp.

Xem thêm: 10 Đồng Tiền Nào Cao Nhất Thế Giới, Usd Không Có Trong Top, Những Đồng Tiền Tệ Đáng Giá Nhất Thế Giới

2.2 Nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả (account payable) là số tiền nợ các cá nhân hay công ty khác, khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp

Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.

Nợ ngắn hạn gồm các khoản:

– Vay ngắn hạn;

– Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

– Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;

– Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

– Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;

– Các khoản chi phí phải trả;

– Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;

– Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.

Nợ dài hạn gồm các khoản:

– Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;

– Nợ dài hạn phải trả;

– Trái phiếu phát hành;

– Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

– Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

– Dự phòng phải trả.

3. Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau… Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào cách doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.

Các phương thức tạo vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là:

– Huy động vốn chủ sở hữu từ:

+ Vốn góp ban đầu

+ Lợi nhuận không chia

+ Vốn từ phát hành cổ phiếu

– Huy động vốn nợ từ

+ Tín dụng Ngân hàng

+ Tín dụng thương mại

+ Phát hành trái phiếu

3.1. Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Đối với doanh nghiệp nhà nước (thuộc sở hữu nhà nước) nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định cần thiết để xin đăng kí thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số hình thức khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau.

Trong thực tế, vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.

Ưu điểm của vốn góp ban đầu là doanh nghiệp hoàn toàn chủ động sử dụng vốn, không bị phụ thuộc vào bên ngoài. Nhưng nó cũng có nhược điểm là thường vốn góp ban đầu không lớn, trong doanh nghiệp nguồn vốn tự có chỉ chiếm khoảng 20% – 30% tổng vốn của doanh nghiệp.

3.2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Lợi nhuận không chia là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp, được tích luỹ lại để tái đầu tư. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại. Họ đặt ra mục tiêu số vốn ngày càng tăng, tuy nhiên, đôí với công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm.

Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đông không được cổ tức nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

Như vậy, trị giá ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với vịêc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trước mắt (ngắn hạn), do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể giảm sút.

Nguồn tài chính nội bộ có thể chiếm tỷ trọng từ 40% – 50% trong tổng nguồn tài chính của các công ty Mỹ. Trong một số năm, tỷ trọng nguồn tài chính của nội bộ rất cao, có thời kì mức trung bình rất cao như năm 1992 tỷ trọng này ở mức 80%.

Khi nói đến nguồn tái đầu tư của các công ty cổ phần, không thể không lưu ý

tầm quan trọng của chính sách phân phối cổ tức. Chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần phải tính đến một số khía cạnh như sau:

+ Tổng số lợi nhuận ròng trong kì

+ Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước

+ Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty

+ Hiệu quả của việc tái đầu tư từ nguồn lợi nhuận để lại

Đối với doanh nghiệp nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của nhà nước.

Hình thức tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia có ưu điểm là nó tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Đồng thời giúp doanh nghiệp tự chủ trong vấn đề tài chính, dễ dàng hơn trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tổ chức tín dụng và các cổ đông.

Xem thêm: Tội Buôn Lậu Là Gì? Tội Buôn Lậu Bị Xử Lý Thế Nào

Tuy nhiên, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại có nhược điểm là gây mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhà quản lý và cổ đông, giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu và thời gian đầu. Khi doanh nghiệp trong trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Rate this post
Tham khảo ngay  Sinh Năm 1988 Mệnh Gì? Tuổi Thìn 1988 Mệnh Gì ? Hợp Tuổi Nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button