Hệ Thống Nhóm Máu Rh Esus (Rh), Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Nhóm Máu Rh

Hệ thống nhóm máu Rh là một hệ nhóm máu vô cùng quan trọng ở người bên cạnh hệ ABO. Tuy nhiên không nhiều người hiểu về hệ Rh này cũng như những ý nghĩa đặc biệt của nó trong truyền máu và sản khoa. Vậy hãy cùng phunutiepthi.vn đi tìm hiểu rõ nét hơn về hệ nhóm máu này nhé.

Đang xem: Hệ thống nhóm máu rh

1. Bạn biết gì về hệ nhóm máu Rh ?

Hệ nhóm máu Rh là một trong 35 hệ thống các nhóm máu đã được phát hiện ở người, có vai trò quan trọng cùng với hệ ABO. Hệ Rh có những đặc điểm rất quan trọng, do đó đặc biệt cần phải chú ý.

Hệ Rh có khoảng 50 loại kháng nguyên, trong đó 5 loại kháng nguyên được biết đến nhiều hơn đó là D, C, c, E và e. Trong 5 loại này, kháng nguyên D có vai trò quan trọng nhất và có ý nghĩa y học, do đó việc xác định nhóm Rh của một người được quy ước phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu người đó có mặt kháng nguyên D hay không.

*

Hình 1: Hệ thống nhóm máu Rh ở người.

Nhóm máu của hệ Rh được chia thành 2 loại đó là Rh(+) là có kháng nguyên D và Rh(-) không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu. Khi kết hợp với hệ ABO sẽ cho ra nhóm máu như chúng ta vẫn thường thấy là A(+), B(+), AB(+), O(-),…

Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh(+), chỉ có khoảng 0,04 – 0,07% dân số có nhóm Rh(-) và đây được coi là nhóm máu hiếm. Nhóm Rh(-) bình thường sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,… thì Rh(-) lại là một yếu tố quan trọng cần phải đặc biệt chú ý.

Tham khảo ngay  Độ Chói Là Gì? ? Khái Niệm Về Độ Chói Của Đèn Led

2. Xét nghiệm nhóm máu Rh(-) có nguy hiểm hay không?

xét nghiệm nhóm máu Rh(+) hay Rh(-) có ý nghĩa rất lớn trong sản khoa và các trường hợp truyền máu, hiến máu. Nếu một người có nhóm Rh(-) thì họ chỉ có thể nhận máu từ người Rh(-). Còn người mang nhóm Rh(+) lại có thể nhận máu từ người Rh(+) hoặc Rh(-) đều được.

Trong trường hợp người Rh(-) lần đầu tiên nhận máu từ người Rh(+) có thể sẽ chưa xảy ra tai biến tức thì. Tuy nhiên sau 10 – 15 ngày truyền máu, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể anti D, sau 2 – 4 tháng nồng độ kháng thể đạt tối đa. Lúc này nếu tiếp tục truyền máu lần thứ 2 từ người Rh(+) cho người Rh(-) có thể sẽ xảy ra tai biến nguy hiểm.

*

Hình 2: Tai biến trong truyền máu là vô cùng nguy hiểm.

Tai biến trong truyền máu là một trong những tai biến y khoa nguy hiểm và luôn được yêu cầu phải đặc biệt chú ý. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Do vậy cần thiết phải xét nghiệm nhóm máu, bao gồm cả hệ Rh trước khi truyền máu hay phẫu thuật để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Xem thêm: Cấu Tạo Của Khoang Miệng Là Gì ? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Khoang Miệng

3. Tại sao phụ nữ mang thai bắt buộc phải xét nghiệm nhóm máu Rh?

Việc kiểm tra nhóm máu hệ Rh là vô cùng quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai nhằm hạn chế tối đa những tai biến do bất đồng nhóm máu mẹ con. Cụ thể trong những trường hợp sau:

Tham khảo ngay  Người Trung Quốc Dùng Gỗ Sưa Dùng Để Làm Gì? Ỗ Sưa Là Gì? Tác Dụng

Khi người mẹ có nhóm Rh(+) và thai nhi Rh(-), nếu như bình thường không có chấn thương hay chảy máu thì máu của mẹ sẽ không tiếp xúc với máu của thai. Tuy nhiên trong quá trình sinh đẻ có thể sẽ có sự tiếp xúc và gây ra những phản ứng bất lợi.

Khi người mẹ có nhóm Rh(-) và thai nhi Rh(+), cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của thai nhi và coi nó như một kháng nguyên lạ, từ đó mẹ sản sinh ra kháng thể anti D chống lại máu của bé. Ở lần mang thai đầu tiên, lượng kháng thể anti D này còn yếu và chưa đủ để gây ra sự nguy hiểm. Tuy nhiên kể từ lần mang thai sau trở đi của thai phụ, nếu đứa bé tiếp tục có Rh(+) thì sẽ tạo ra sự bất đồng nhóm máu nguy hiểm.

Kháng thể anti D được sinh ra từ lần trước sẽ đi qua nhau thai và xâm nhập vào máu của thai nhi, phá hủy hồng cầu. Lượng hồng cầu bị chết quá lớn dẫn đến việc bào thai bị thiếu máu, có thể gây sảy thai, thai lưu và đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Những đứa trẻ bị bất đồng nhóm máu mẹ con nếu như được sinh ra sẽ có nguy cơ bị vàng da, tán huyết. Người mẹ có nhóm Rh(-) sẽ khó khăn và nguy hiểm trong những lần mang thai sau nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời.

*

Hình 3: Bất đồng nhóm máu có thể khiến trẻ sinh ra bị vàng da tán huyết.

Nếu bạn có nhóm Rh(-) thì cũng đừng quá lo lắng bởi trên thực tế hiện nay có nhiều phụ nữ Rh(-) những vẫn có thể sinh con một cách an toàn, thậm chí sinh nhiều lần. Điều quan trọng đó là phải tuân thủ theo sự tư vấn và khuyến cáo của bác sĩ nhằm loại bỏ những khả năng có thể dẫn đến tai biến. Bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp để đảm bảo cuộc sinh nở của bạn thành công.

Tham khảo ngay  【Chim Hoàng Yến】 Ăn Gì, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu, Cách Nuôi ?

Bạn cần khuyên người thân và bạn bè nên đi xét nghiệm nhóm máu để từ đó biết cách chăm sóc bản thân và chú ý trong những trường hợp đặc biệt như truyền máu, hiến máu. Nhóm máu Rh(+) hay Rh(-) mang tính di truyền, do đó các cặp vợ chồng cũng nên đi kiểm tra nhóm máu của mình để đảm bảo con sinh ra được thuận lợi và an toàn.

Xét nghiệm nhóm máu hệ Rh khá đơn giản và nhanh chóng, không hề gây bất cứ đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe gì, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tại bệnh viện Đa khoa phunutiepthi.vn, không chỉ riêng xét nghiệm nhóm máu Rh mà còn thực hiện rất nhiều các xét nghiệm khác từ cơ bản đến chuyên sâu. Quý khách có thể thoải mái lựa chọn gói khám, xét nghiệm phù hợp với bản thân và gia đình.

*

Hình 4: Mẹ bầu Rh(-) cần phải được sự tư vấn đặc biệt của bác sĩ.

Xem thêm: Sinh Năm 2015 Hợp Màu Gì – Ất Mùi Hợp Màu Gì, Khắc Với Tuổi Nào

Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư vào hệ thống máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu nước ngoài, qua đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ người dân được tốt hơn. Đồng thời không quên rèn luyện, nâng cao tay nghề chuyên môn của các y bác sĩ hướng tới sự hoàn thiện về mọi mặt.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button