( Panic Sell Là Gì – Nội Dung Về Bán Tháo Ồ Ạt Panic Selling

Panic Sell là hiện tượng rất thường xảy ra khi thị trường hoảng loạn và mất thanh khoản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết nó là gì và làm sao để tránh được hiện tượng này khi đầu tư.Bạn đang xem: Panic sell là gì

Panic sell hay còn được gọi là hiện tượng bán tháo ồ ạt trong trong đầu tư khiến cho một loạt những mã cổ phiếu, tiền điện tử, bất động sản đột ngột giảm giá mạnh trên diện rộng. Hãy cũng mình tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Panic sell là gì

1.Khái niệm về Panic Sell 

Panic sell hay bán ồ ạt là hiện tượng bán tháo đột ngột, dựa trên nỗi sợ hãi thay vì phân tích lý do khiến giá của nó giảm xuống kiểu như thấy người khác bán thì mình làm theo. Thông thường bán hoảng loạn là do một số sự kiện hoặc tin tức bên ngoài tác động khiến giá của chứng khoán hoặc tiền điện tử giảm xuống, dẫn đến nỗi sợ hãi lan rộng. Nỗi sợ hãi này khiến mọi người phản ứng quá mức và bán phá giá để cố gắng ngăn chặn thiệt hại tăng lên, nhưng do số lượng lớn người bán mà không có ai mua thì sẽ xảy ra hiện tượng bán phá giá làm cho giá đẩy giá xuống thấp hơn và dẫn đến hoảng loạn hơn. Vòng lập này cứ lập đi lập lại cho đến khi chu kì kết thúc.

2.Nguyên nhân của Panic Sell 

2.1 Nguyên nhân bên ngoài tác động.

Mọi người nếu ai có đọc qua cuốn Chiến Tranh Tiền Tệ thì cũng biết gia tộc Rothschild đã dùng tin đồn giả là nước Anh đã thua cuộc trong cuộc chiến với Napoleon để gây ra hiện tượng Panic sell và đẩy giá trái phiếu của Anh xuống mức thấp để gom hàng. Tuy nhiên thực tế là nước Anh đã chiến thắng trong cuộc chiến đó và nghiễm nhiên gia tộc Rothschild nắm giữ phần lớn trái phiếu Anh vì họ đã gom trước đó. Họ đã trở thành chủ nợ lớn nhất của nước Anh và số tiền mà Rothschild kiếm được lớn gấp 20 lần so với tổng số của cải mà Pháp và Anh có được từ mấy chục năm chiến tranh. Có bốn nguyên nhân bên ngoài tác động tạo nên hiện tượng Panic Sell như:

Tham khảo ngay  Bảng Tỷ Giá Forex Trực Tuyến, Tỷ Giá Tiền Tệ Chéo Trực Tuyến

Tin tức được đẩy lên cao trào về mức độ nghiêm trọng, báo đài liên tục nhắc đến một hiện tượng bong bóng tài chính nào đó sắp vỡ.Các hiện tượng ngoại cảnh bất khả kháng như : chiến tranh, dịch bệnh, động đất, thiên tai.Đội lái liên tục đưa ra những tin tức tốt về một sản phẩm nào đó nhưng giá trị thì không như vậy lúc này chỉ cần kích hoạt một số tin xấu thì hiện tượng Panic sell theo sau.Cá mập xả hàng khi đã hút được một nguồn vốn họ muốn Cash out hết ra thành tiền mặt. Và để quét hết stop loss của đội buy nên họ sẽ bán hết ra cộng thêm việc khéo léo tung một số tin đồn làm cho thị trường sợ hãi và bán tháo hoàng loạt mong thoát hàng.

*

Bitcoin- thành bại tại ElonMusk.

2.2 Nguyên nhân bên trong.

Nếu nói bên ngoài là khách quan và không kiểm soát được thì hiện tượng panic sell sở dĩ xảy ra được có đóng góp không nhỏ từ bản ngã trong mỗi chúng ta. Nếu mọi người biết về nhà khoa học thiên tài là Issac Newton sau một thời gian đầu tư chứng khoán thua lỗ thì ông đã thốt lên là: “Tôi có thể đo đạc được lực chuyển động của các thiên thần, nhưng chẳng thể nào đo đạc được sự điên rồ của con người”. Điều này cho thấy chính chúng ta vừa là nạn nhân mà cũng là nguyên nhân của hiện tượng Panic sell này.

2.3 Tâm lí đám đông và Panic sell.

Đám đông điều khiển và kiểm soát thị trường tuy nhiên đám đông cũng là thành phần dễ tổn thương nhất trong thị trường. Chúng ta thường hành động và suy nghĩ theo đám đông vì luôn nghĩ đám đông là đúng. Vì vậy khi có một tin tức nào đó xấu ảnh hưởng đến thị trường thì từ một đám đông nhỏ sẽ tạo nên tâm lí hoảng loạn và biến đám đông nhỏ thành đám đông to hơn nó cứ to mãi cho đến khi mọi người đều nhận ra giá đang giảm. Đây là nơi bắt đầu của một làn sóng Panic sell.

Tham khảo ngay  Cách Chuyển Bitcoin Về Ví Blockchain, Cách Chuyển Bitcoin Về Ví

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Daily Là Gì Trong Tiếng Anh? Nghĩa Của Từ Daily

2.4 Tâm lí fomo 

Như mọi người đã biết trước khi hiện tượng Panic Sell xảy ra thì giá phải được đẩy lên cao đến một mức nào đó. Vậy thì tâm lí fomo chính là chìa khóa sẽ giúp đẩy giá lên cao trước khi nó bị bán tháo ra. Fomo viết tắt của từ Fear of Missing Out đây là tâm lí sợ bị vụt mất, bỏ lỡ cơ hội hay điều gì đó hay ho:

FUD là từ viết tắt của 3 từ Fear(sợ hãi) – Uncertainty(không chắc chắn) – Doubt(nghi ngờ):

Khi thị trường bắt đầu có tin xấu xảy ra thì những người bị tổn thương nhanh nhất chính là đám đông fomo mà mình đã nói ở trên, họ sẽ là những làn sóng đầu tiên bán tháo ra trước. Bắt đầu họ sẽ đi từ cảm giác sợ hãi vì họ là những người không có kiến thức, không có khả năng chiến đấu. Họ không thể nhận ra đâu là tin đồn đâu là sự thật lúc này là cảm giác không chắn chắn xảy ra trong đầu họ. Cuối cùng là nghi ngờ về quyết định ban đầu của họ là không biết ban đầu mình mua cái này có đúng hay không. Sau đó chỉ cần cá mập kích hoạt làm giá bắt đầu giảm họ sẽ nhanh chóng rơi vào hiện tượng panic sell để mong gỡ gac chút ít

*

Tâm lí sợ hãy khi đầu tư

2.6 Tâm lí sợ mất mát đằng sau Panic sell

Một lý thuyết kinh tế được phát triển bởi Tiến sĩ Kahneman và Tiến sĩ Tversky vào năm 1979. Trong đó có nói là họ đã phát hiện ra một tâm lí gọi là “ác cảm mất mát”, họ miêu tả một cách ngắn gọn là “lỗ còn lớn hơn lãi”. Giải thích dễ hiểu là họ thà bán đi cổ phiếu để giữ lại chút vốn còn lại cho dù có lỗ đi nữa còn hơn là đợi thị trường hồi phục lại để có cơ hội kiếm được khoảng lãi lớn. Điều này làm họ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn, nên họ luôn tìm cách bán khi cổ phiếu giảm giá vì thế gây ra hiện tượng Panic sell.

Tham khảo ngay  Ví Ngân Lượng Là Gì - Ví Điện Tử Ngân Lượng Là Gì

*

Thà lỗ ít hơn lời nhiều là tâm lí của nhà đầu tư.

3. Làm sao để phòng tránh được hiện tượng Panic Sell

3.1 Trang bị cho mình một kiến thức thật tốt.

Qua những nguyên nhân trên có lẽ mọi người cũng nhận ra chỉ có những người không có kiến thức mới bị ảnh hưởng bởi tin tức, bị fomo , bị FUD… chỉ có những người có kiến thức thật sự thì họ sẽ không bao giờ mua bán theo lời người khác. Họ có phân tích riêng của mình nên luôn luôn là người sống sót sau cùng khi cuộc chơi kết thúc. Vì thế hãy trang bị cho mình kiến thức về phân tích kỹ thuât, về phân tích cơ bản trước khi xuống tiền đầu tư.

3.2 Đầu tư vào những thị trường có giá trị thực sự.

Với tỷ lệ lạm phát ngày nay đồng tiền ngày càng mất giá thì những thị trường có giá trị theo thời gian như chứng khoán, vàng, bất động sản, tiền điện tử, theo đánh giá của mình thì chỉ có tăng chứ không có giảm cho nên khi bạn đầu tư vào những thị trường này thì sẽ không sợ bị dính Panic sell. Vì cho dù có Panic sell đi nữa thì nó cũng chỉ là một cơn sóng hồi điều chỉnh trước khi nó đi theo xu hướng tăng của nó mà thôi. Mặt khác khi có Panic sell còn là cơ hội để mua vào với giá thấp hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên có kiến thức để biết khi nào để nhảy vào thị trường chứ không nên nhắm mắt đầu tư bừa nhé.

*

Lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett.

3.3 Quản lí vốn.

Xem thêm: Mặt Nạ Cà Chua Có Tác Dụng Gì? Cách Đắp Mặt Nạ Cà Chua Hiệu Quả Nhất

4. Lời kết

Nếu bạn đang mắc phải những tâm lí trên thì rất có thể bạn sẽ không tránh được hiện tượng Panic sell trong con đường trading và đầu tư. Mình hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ cố gắng luyện tập trang bị cho mình kiến thức thật tốt. Giữ vững tâm lí và lập trường của mình, hãy tập cho mình tư duy phản biện trước mọi vấn đề và tách mình ra khỏi đám đông để có cái nhìn đúng đắn nhất. Mọi người có góp ý gì về bài viết hãy comment để chúng ta cùng thảo luận nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button