Swing Trading Là Gì ? Hướng Dẫn Chi Tiết Chiến Lược Giao Dịch Swing Trading

Trong Trading, không có loại phong cách giao dịch nào là phù hợp với tất cả mọi người. Có rất nhiều thể loại trader, chẳng hạn như Day Trading, Swing Trading, Scalping… Một số Trader sẽ thích giao dịch trên khung thời gian thấp và một số khác sẽ thích giao dịch trên khung thời gian dài hạn. Một trong số các phương pháp giao dịch ngắn hạn chính là Swing Trading. Trong bài viết này, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu xem Swing Trading là gì nhé.

Đang xem: Swing trading là gì

Swing Trading là gì?

Swing Trading là một trường phái giao dịch thu lại lợi nhuận từ việc tập trung vào những đoạn thay đổi xu hướng trong Hành Động Giá ở những khung thời gian ngắn. Swing Trader sẽ cố gắng bắt đỉnh đảo chiều đỉnh và đáy trong thị trường. Khoảng thời gian giữ lệnh khoảng từ 1 – 6 ngày, có thể lên đến vài tuần nếu giao dịch Swing đó có tìm năng lợi nhuận.

Các nhà giao dịch theo Swing Trading thường tìm cơ hội giao dịch bằng cách sử dụng các Indicator khác nhau để xác định các mô hình, xác định xu hướng và những thay đổi xu hướng trong ngắn hạn.

Đặc điểm của hình thức Swing Trading

Tần suất giao dịch: Vì những Trader theo xu hướng tìm kiếm các xu hướng dài hạn để giao dịch nên tần suất giao dịch của Trader sẽ thấp hơn Day Trader vì bạn thường giao dịch trong khung thời gian cao hơn. Tần suất giao dịch của bạn sẽ phụ thuộc vào loại thị trường và khung thời gian mà bạn chọn.

Tính ổn định: Hầu hết những Swing Trader dài hạn thường lựa chọn trade chart ngày, vì thế tần suất giao dịch của họ rất ít trong mỗi tháng. Với quy luật số lớn trong xác suất thống kê, sẽ vô lý nếu bạn kỳ vọng mình sẽ có kết quả giao dịch tốt mỗi tháng. Thay vào đó bạn cần quan sát khả năng kiếm lời của mình trong suốt 1 năm.

Tham khảo ngay  Kiếm Ripple Miễn Phí - Kiếm Xrp Coin (Ripple) Miễn Phí Với Freeripple

Lợi nhuận: Hiệu suất của một Swing Trader thường được đánh giá bởi tỉ lệ phần trăm lợi nhuận. Một Trend Follower thành công trung bình kiếm được 15-20% mỗi năm trong suốt 20 năm.

Chi phí giao dịch: Swing Trader không quá lo lắng về những chi phí giao dịch như Day Trader vì họ vào lệnh rất ít. Nhưng với Forex, bạn sẽ cần để ý đến phí swap (phí qua đêm), một số cặp giao dịch sẽ có phí giao dịch lớn và không phù hợp để giao dịch dài hạn.

Mức độ căng thẳng: Hầu hết các Trader dài hạn đi theo phong cách này và chỉ quan sát thị trường 15 phút mỗi ngày để giao dịch.

Có nên giao dịch theo Swing Trading?

Nếu là trader mới, chắc chắn bạn sẽ còn công việc chính ngoài việc trading này, nên điều bạn không có nhiều đó chính là thời gian.

Nếu bạn muốn trở thành một swing trader, bạn chủ yếu quan tâm đến các biểu đồ hàng ngày và hàng tuần, và thời gian cần bỏ ra ít hơn so với scalper và trader giao dịch ngày.

Sẽ là một swing trader thông minh khi sử dụng cả những chỉ số kỹ thuật và phân tích cơ bản để xác định liệu một cặp ngoại tệ có thể sẽ trải qua một cú swing giá đáng kể hoặc có đủ động lực để thay đổi xu hướng.

Xem thêm: Fomo Là Gì Mà Khiến Bạn Chạy Theo Đám Đông? Fomo Là Viết Tắt Của Chữ

Những nguyên tắc của Swing Trading dành cho các trader mới vào thị trường Forex:

Việc đầu tiên của bạn đó là bạn phải xác định được xu hướng chính của của sản phẩm. Bước tiếp theo là tìm kiếm những vùng quá Mua khi xu hướng chính là Giảm và vùng quá Bán khi xu hướng chính là Tăng.

Và cuối cùng là tìm một điểm vào hợp lý, có tỷ lệ rủi ro lợi nhuận tốt.

Khi đã xác định được các bước cần làm của một swing trader, thì bạn cần có công cụ, một số công cụ phân tích kỹ thuật cần thiết sử dụng cho chiến lược Swing Trading bạn cần chú ý đó là: chỉ báo xác định xu hướng. Các chỉ báo thường được áp dụng là các đường trung bình di động, chỉ báo MACD. Các chỉ báo này giúp chúng ta hình dung được xu hướng chính của chỉ số trên khung đồ thị lớn.

Tham khảo ngay  Lịch Kinh Tế Forex - Lịch Kinh Tế Cho Các Nhà Giao Dịch Ngoại Hối

Loại công cụ thứ 2 đó là các chỉ báo xác định biên độ dao động như RSI, Stochastic. Các chỉ báo này giúp chúng ta xác định được các vùng quá mua/quá bán trên khung đồ thị nhỏ hơn.

Chiến thuật giao dịch Swing Trading

Có 5 chiến thuật Swing Trading ở dưới mà bạn có thể sử dụng để xác định các vị trí giao dịch tiềm năng.

Fibonacci Retracement

Mô hình Fibonacci Retracement có thể được sử dụng như là các mức cản hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ Forex. Giá của thị trường sau một xu hướng mạnh sẽ hồi phục về một mức nhất định, thường đến các mức giá tầm 23.6%, 38,2%, 50% và 61.8% trước khi tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính.

Một nhà đầu tư Swing Trading có thể nhập lệnh Bán trong ngắn hạn nếu giá đang trong một xu hướng giảm và hồi về chạm đến mức giá 61.8 và chốt lời tại mức Fibonacci 23.6%

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và Kháng cự là đại diện cho nền tảng cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật và từ đây bạn có thể xây dựng hàng sa số các chiến thuật giao dịch khác nhau.

*

Mức hỗ trợ là vùng giá cho thấy một khu vực trên biểu đồ có lực mua áp đảo được lực bán. Kết quả là xu hướng giảm sẽ tạm dừng và giá quay trở lại. Một nhà giao dịch theo Swing Trading sẽ xem xét việc đặt lệnh Mua vào khi giá bật lên khỏi đường hỗ trợ và dừng lỗ bên dưới đường hỗ trợ.

Còn đối với Kháng cự thì ngược lại. Kháng cự đại diện cho một mức giá hoặc khu vực ở trên cao hơn giá của thị trường ở hiện tại. Ở đây, áp lực bán có thể sẽ vượt qua hơn rất nhiều so với lực mua, khiến cho giá quay đầu giảm trở lại trước khi tiếp tục tăng. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giao dịch theo Swing Trading có thể vào lệnh Bán khi đến vùng Kháng Cự, đặt lệnh Dừng Lỗ trên mức kháng cự.

Tham khảo ngay  Nexus Là Gì ? Thông Tin Về Đồng Tiền Ảo Nxs Coin Mới Nhất

Kênh Giá

Để có thể hình dung được chiến thuật Swing Trading này, bạn phải có hiểu biết về mô hình kênh giá. Đầu tiên, bạn cần phải xác định giá của thị trường đang có xu hướng mạnh và đang di chuyển trong một Kênh Giá. Nếu bạn đã viết cách vẽ một Mô Hình Kênh Giá trong xu hướng giảm trên thị trường, bạn có thể vào lệnh Sell khi giá đang đi lên mức cản trên của kênh giá. Khi giao dịch theo Kênh Giá, điều quan trọng là phải giao dịch theo xu hướng. Trong ví dụ tôi nói, kênh giá đang trong xu hướng giảm, chúng ta chỉ tìm những vị thế bán

SMA 10 và SMA 20

Một kiểu giao dịch Swing Trading khác chính là sửa dụng các đường Trung Bình Đơn Giản (SMA). Chúng ta sẽ sẽ dụng SMA 10 và SMA 20.

Xem thêm: Cao Như Gì – Từ Điển Thành Ngữ Việt Nam

Với hệ thống giao dịch với SMA 10 và 20, khi SMA(10) cắt lên trên đường SMA(20), bạn có thể nhập vào lệnh mua. Ngược lại, khi đường SMA(10) cắt xuống đường SMA(20), tính hiệu bán có cơ hội để thực thi.

MACD cắt nhau

Hệ thống Swing Trading theo MACD cung cấp cho bạn những cơ hội giao dịch tiềm năng. Đây là một trong những Indicator giúp bạn giao dịch theo Swing Trading phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất trong việc xác định xu hướng và bắt đảo chiều

Đường MACD gồm 2 đường trung bình động – đường MACD và đường tín hiệu – các tín hiệu mua và bán được xảy ra khi 2 đường này cắt nhau. Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu thì xu hướng tăng được chỉ ra và bạn cân nhắc tham gia vào lệnh Mua. Ngược lại, nếu đường MACD cắt xuống đường dưới tín hiệu thì đây là một tín hiệu có khả năng giảm, cơ hội bạn vào lệnh Bán. Một nhà giao dịch Swing Trading sẽ đợi 2 đường cắt nhau thêm một lần nữa, tạo ra tín hiệu ngược lại trước khi họ thoát khỏi lệnh của mình

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button