Tầm Gửi Sống Trên Cây Tầm Gửi: Đặc Điểm Nhận Dạng Và Những Bài Thuốc Quý

Cây tầm gửi là loại cây nhỏ, sống ký sinh trên những vật chủ khác. Các thành phần hóa học của loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh nhất là hạ huyết áp, trị đau xương, giải độc, mát gan,… Dưới đây là các cách nhận biết, sử dụng thảo dược này hiệu quả.

Đang xem: Cây tầm gửi: đặc điểm nhận dạng và những bài thuốc quý

Cây tầm gửi là gì? Những thông tin cơ bản

Tầm gửi có tên khoa học là Loranthaceae, tiếng anh là Mistletoe và tiếng Hy Lạp là Phoradendron. Ngoài ra, loài cây này còn được gọi với nhiều cái tên quen thuộc khác là cây chùm gửi, cây tầm gửi gạo, ký sinh cây gạo,…

Sở dĩ loài cây này có tên là tầm gửi là bởi vì chúng sống ký sinh trên nhiều loại thảo dược khác như cây bưởi, cây gạo, cây khế,… Vì vậy mà tùy thuộc vào đặc điểm của vật chủ loài cây này sẽ có tác dụng và cách dùng khác nhau.

*

Hình ảnh cây tầm gửi

Đặc điểm nhận dạng

Dù là loại cây quen thuộc ở nhiều vùng quê nhưng không phải ai hiểu rõ về cây tầm gửi. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu này. Cụ thể:

Thân:Cây tầm gửi là loại cây sống ký sinh, thuộc họ thân gỗ, mọc bò hoặc mọc leo. Thân có chia đốt, giòn và được phủ bởi một lớp lông mỏng. Lá:Lá tầm gửi thường mọc đối xứng hoặc thành từng cụm, hình oval hoặc hình mác. Mép lá nguyên, gân lá hình lông chim rất dễ nhận biết. Hoa:Hoa cây tầm gửi có thể là dạng lưỡng tính hoặc đơn tính, tùy thuộc vào từng cây. Loài hoa này thường mọc thành cụm, ở các kẽ lá, hoa có các lá nhỏ, nhìn giống đài. Tràng hoa có thể tiêu biến hoặc tách riêng nhưng đa phần chúng sẽ tiêu giảm. Hạt:Hạt tầm gửi được bọc ngoài bởi một lớp chất lỏng, giúp cây có thể bám vào cây chủ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi hoặc đồng bằng nước ta. Trong đó chúng chủ yếu tập trung sống nhờ trên các loại cây khác nhau như: Cây tầm gửi gạo, tầm gửi trên cây mít, tầm gửi dâu tằm, tầm gửi cây đa,…

Theo các chuyên gia, hầu hết các bộ phận của cây tầm gửi đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người ta thường lựa chọn những loại cây lá to, dày, xanh và không mục nát để làm thuốc. Những loại cây lá nhỏ, vàng và mỏng thường có dược tính kém hơn do đó ít được lựa chọn.

Nhờ vào đặc tính sống nhờ cây chủ nên tầm gửi có thể phát triển mạnh và không bị rụng lá vào mùa đông. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể thu hái dược liệu này vào bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, theo dân gian, thời điểm thích hợp nhất để thu hái tầm gửi là vào mùa hè. Bởi đây là thời điểm cây phát triển mạnh nhất, đảm bảo dược tính đạt mức tối đa.

Sau khi thu hoạch, cây tầm gửi sẽ được sơ chế sạch sẽ, cắt nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô dùng dần. Để đảm bảo dược liệu không bị hư hỏng, người dùng cần bảo quản trong túi bóng kín, đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Tham khảo ngay  Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Bầu Tháng Thứ 2 Nên Ăn Gì ?

Các loại cây tầm gửi

Tầm gửi mọc ở rất nhiều nơi và sống ký sinh trên nhiều loại cây khác. Do đó người ta thường gọi thảo dược này theo tên gọi của các cây vật chủ. Cụ thể:

Tầm gửi trên cây mít:Có công dụng rất tốt trong việc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, đồng thời chống tiêu chảy cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa sốt rét, giúp bổ thận, mát gan hiệu quả. Để sử dụng loại tầm gửi này, người ta thường tiến hành ngâm rượu uống, nhằm cải thiện sức khỏe và tăng hương vị thơm ngon. Đặc biệt tầm gửi trên cây mít khi kết hợp cùng bồ công anh, khôi nhung, chè dây sẽ giúp điều trị viêm loét dạ dày rất tốt. Tầm gửi cây dâu:Là loại tầm gửi sống ký sinh trên cây dâu có tác dụng khử phong thấp, lợi quan tiết, chữa cao huyết áp, đồng thời giúp an thai, bổ can thận, mạnh gân cốt. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng thảo dược này để ngăn ngừa một số bệnh tật nguy hiểm, giúp cải thiện sức khỏe con người. Tầm gửi bưởi:Là cây tầm gửi sống ký sinh trên bưởi, thường được dùng để điều trị các bệnh xương khớp như: Khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp,.. Ngoài ra, loài cây này cũng có thể dùng để chữa chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Tầm gửi cây gạo:Loại tầm gửi này có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra tầm gửi gạo có khả năng trị chứng đái đục, sỏi thận, đái buốt, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mãn tính hiệu quả. Ngoài ra, dược liệu này còn có khả năng chống viêm hiệu quả nên có thể điều trị một bệnh ngoài da. Tầm gửi cây hồng:Tầm gửi hồng là loại được đánh giá rất cao về tác dụng chữa bệnh. Trong đông y, loài cây này thường được dùng để điều trị các bệnh ho khan, ho có đờm, ho gió. Ngoài ra, khi kết hợp với các vị thuốc khác như trần bì, bạch bì, xạ can, mạch môn,… chúng còn có thể điều trị được rất nhiều các căn bệnh khác liên quan đến tai-mũi-họng.

*

Cây tầm gửi sống ký sinh trên cây chủ nên thường được gọi kèm theo tên của các loài cây này

Cây tầm gửi có tác dụng gì?

Cây tầm gửi có công dụng gì là câu hỏi của rất nhiều người bệnh khi tìm hiểu về thảo dược này. Cụ thể:

Trong Đông y

Theo Đông y, tầm gửi có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm, tính bình, quy vào 2 kinh là thận và can. Loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, giải độc, mát gan, thanh nhiệt, chỉ thống, bổ xương, mạnh cốt, đồng thời giúp tiêu viêm hiệu quả. Do đó thường được dùng để chủ trị đau nhức xương khớp, điều trị huyết áp cao, viêm cầu thận, sỏi tiết niệu, phong tê thấp,…

Trong y học hiện đại

Mặc dù được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nhưng tác dụng của cây tầm gửi vẫn là một câu hỏi lớn cho người dùng. Chỉ đến khi y học hiện đại phát triển, tìm ra những hoạt chất có trong thảo dược này thì câu hỏi đó mới dần được hé lộ. Cụ thể, theo Tây y, cây tầm gửi có những công dụng tuyệt vời sau cho sức khỏe con người:

Tham khảo ngay  Giải Mã Sự Im Lặng Của Đàn Ông, Có Phải Anh Ấy Muốn Chia Tay?

Catechin- Hoạt chất chính trong cây tầm gửi có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành sỏi canxi, hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,… Một số thành phần hóa học như alpha-tocopherol, trans-phytol, afzeline, catechin,… có khả năng chống oxy hóa từ đó giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm rất tốt. Cụ thể theo các nghiên cứu khoa học, thì tác dụng chống viêm của cây tầm gửi ở liều 20g/ kg trọng lượng có hiệu quả tương đương với việc sử dụng Aspirin ở liều 150mg/ kg trọng lượng. Đặc biệt khi phân tách Polysaccharide trong cây tầm gửi, các nhà khoa học còn nhận thấy hoạt chất này có khả năng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt.

Cách dùng cây tầm gửi hiệu quả

Tầm gửi có thể dùng chữa bệnh ở cả dạng khô và dạng tươi. Theo kinh nghiệm dân gian, đối với tầm gửi tươi người bệnh nên lựa chọn những chiếc lá màu xanh thẫm, bóng, thân giòn. Còn đối với loại dược liệu khô thì nên chọn mẫu có mùi thơm đặc trưng để đảm bảo dược tính được tốt nhất.

Xem thêm: Market Capitalization Definition, How To Find The Value Of A Company

Có rất nhiều cách để dùng cây tầm gửi chữa bệnh như sắc thuốc, pha trà, ngâm rượu. Dưới đây là cách bước để thực hiện những cách làm này.

Pha trà:

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 nhúm cây tầm gửi khô cùng 150ml nước sôi. Dùng một ít nước sôi tráng qua dược liệu để loại bỏ hết tạp chất, rồi đổ nước này đi. Cho nước sôi vào ấm trà, đợi khoảng 5- 7 phút cho trà ngấm hết ra nước. Nên thưởng thức trà khi còn ấm để đảm bảo mùi vị thơm ngon và dược tính chữa trị tốt nhất.

Cách sắc thuốc:

Ngoài cách pha trà, cây tầm gửi còn được sử dụng để sắc thuốc nhằm điều trị các bệnh liên quan. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị từ 50-80g cây tầm gửi khô. Cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước rồi chắt ra uống hết trong ngày. Trường hợp đặc biệt sẽ được chỉ định các thảo dược kết hợp liên quan nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Cách ngâm rượu:

Có hai cách sử dụng cây tầm gửi để ngâm rượu, một là dùng đơn độc, hai là kết hợp cùng các dược liệu khác. Để thực hiện cách làm này người bệnh cần thực hiện các bước như sau:

Chuẩn bị tầm gửi khô, rượu trắng 45 độ. Tiến hành rửa sạch cây tầm gửi, sau đó chặt khúc vừa bình ngâm, phần lá vặt để riêng. Xếp lá để dưới đáy bình, cày để lên trên, sau đó đổ ngập rượu vào dược liệu. Sau khoảng 30 ngày là có thể đem ra sử dụng, ngày dùng từ 1-2 ly nhỏ, dùng trong bữa ăn là tốt nhất.

*

Tầm gửi pha trà là cách dùng phổ biến hiện nay

Cây tầm gửi chữa bệnh gì? Bài thuốc nổi tiếng

Việc sinh sống và hút các dưỡng chất từ cây chủ giúp tầm gửi có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Dưới đây là một vài bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ thảo dược tuyệt vời này mà nhiều người đang áp dụng rất tốt.

Bài thuốc từ cây tầm gửi dâu

Tầm gửi dâu hay còn được gọi là tang ký sinh, là vị thuốc có tính ôn, vị đắng, quy vào kinh can và thận. Do đó thường được sử dụng chonhững bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, gan hoặc thận yếu. Ngoài ra để đạt được kết quả tốt nhất, khi sử dụng người bệnh nên kết hợp thêm một số dược liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể:

Tham khảo ngay  8 Cách Chữa Viêm Họng, Đau Họng Ngậm Gì Nhanh Khỏi? Bị Đau Họng Ngậm 5 Thứ Này Đảm Bảo Khỏi Nhanh

Bài thuốc hạ huyết áp:

Bài thuốc này đặc biệt có hiệu quả với những người hay hồi hộp, cao huyết áp và khó ngủ với cách làm sau:

Cách thực hiện:Nguyên liệu đem đi sơ chế, làm sạch, sắc thành thuốc. Chia ngày 3 bữa, dùng sau bữa ăn chính để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc trị đau thần kinh tọa hoặc thần kinh ngoại biên:

Những người thường xuyênbị đau nhức dây thần kinh liên sườn, thần kinh ngoại biên dẫn đến tê bì tay chân, đi đứng ảnh hưởng có thể áp dụng bài thuốc này để trị liệu.

Nguyên liệu:Chuẩn bị 18g cây tầm gửi dâu; 9g mỗi thứ phòng phòng, độc hoạt, mộc miên, đương quy; thêm 15g địa hoàng, 6g cam thảo, 3g tế tân, kết hợp với 12g bạch đẳng sâm và phục linh. Cách thực hiện:Người bệnh chỉ cần cho các vị thuốc trên vào ấm rồi sắc thành thuốc, chia làm 3 phần bằng nhau, uống trước bữa ăn chính mỗi ngày là được.

Bài thuốc trị chứng đau nhức, mỏi đầu gối:

Để khắc phục chứng đau nhức, mỏi đầu gối người bệnh có thể sử dụng cây tâm gửi ngâm rượu theo cách làm sau.

Xem thêm: Home Banking Của Techcombank Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Dịch Vụ Homebanking

Nguyên liệu:Chuẩn bị cây tầm gửi và rượu trắng 40 độ. Cách thực hiện:Tầm gửi đem đi sao vàng, rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu trắng. Sau khoảng 1 tháng có thể lấy ra sử dụng, dùng rượu ngâm xoa bóp lên vị trí đau nhức. Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày sẽ thấy cơn đau nhức đầu gối được cải thiện hẳn.

Bài thuốc chữa chứng bị thổ huyết:

Căn bệnh thổ huyết do sinh nhiệt có thể điều trị dứt điểm bằng cây tầm gửi dâu với cách làm như sau:

Nguyên liệu:Người bệnh cần chuẩn bị 16g cây tầm gửi dâu kết hợp với 16g thài lài tía thêm 10g rễ chuối và rễ cỏ tranh. Cách thực hiện:Nguyên liệu đem sơ chế, thái nhỏ rồi đem sắc thành thuốc để sử dụng.

Bài thuốc chữa đau bụng hạn chế nguy cơ bị động thai khí:

Phụ nữ đang có thai có thể sử dụng cây tầm gửi dâu theo liều lượng quy định để ổn định thai khí, tránh nguy cơ động hoặc sẩy thai.

Nguyên liệu:Dùng 10g cao ban long, ngải cứu cùng định lượng kết hợp với 16g cây tầm gửi dâu. Cách thực hiện: Nướng thơm cao ban long và tầm gửi dâu trước sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc cùng với nước. Chia thành 3 phần, dùng luôn trong ngày là được.

*

Uống nước cây tầm gửi thường xuyên sẽ giúp phụ nữ tránh động thai khí

Bài thuốc trị bệnh từ cây tầm gửi chanh

Tầm gửi chanh khi kết hợp với các nguyên liệu khác như trần bì, mạch môn,… sẽ giúp trị ho đờm, ho khan rất tốt. Cụ thể cách làm này được thực hiện như sau:

Nguyên liệu: Người bệnh cần chuẩn bị cây tầm gửi chanh, ngoài ra có thể cho thêm trần bì, mạch môn vào để tăng cường hiệu quả. Cách thực hiện:Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đun sắc thành thuốc, sử dụng trong ngày. Dùng liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn thì dừng lại. Ngoài cách làm này thì người bệnh cũng có thể đun và cô đặc thuốc thành dạng siro để thuận tiện cho các em bé sử dụng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button