Technicians Là Gì – Nghĩa Của Từ Technician
Toggle navigation
Là một trong những vị trí việc làm khá phổ biến. Technician – hay đơn giản là danh xưng tiếng Anh của các kỹ thuật viên nói chung đang là nghề nghiệp được ưa chuộng trong xã hội. Nếu Technician đang là chủ đề bạn mong muốn được tìm kiếm và khám phá, bài viết của Technician dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu chính xác và đầy đủ hơn về công việc Technician là gì nhé!
Câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc Technician là gì?
Technician là gì? Trong cuộc sống thường ngày, có thể bạn đã tiếp xúc thường xuyên với các Technician hoặc trông thấy hình ảnh của họ ở đâu đó. Technician (/tek´ni∫ən/) là một danh từ chuyên ngành trong tiếng Anh, chỉ các kỹ thuật viên, các nhà chuyên môn hay các nhà kỹ thuật. Theo tìm hiểu của phunutiepthi.vn, Technician chủ yếu được đào tạo về các kỹ thuật và kỹ năng liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, với sự am hiểu thực tế và vận dụng các lý thuyết vào thực hành kỹ thuật.
Đang xem: Technicians là gì
Technician trong một vài ngành công nghiệp, có thể là người thường hỗ trợ các kỹ sư trong các dự án liên quan đến phát triển và nghiên cứu sản phẩm. Hoặc họ tập trung vào các hoạt động sau phát triển, tiêu biểu như vận hành máy hay triển khai. Một Technician là khái niệm đứng giữa các công nhân lành nghề và các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
2. Tầm quan trọng và công việc của một Technician
Bây giờ, khi đã hiểu Technician là gì, hãy cùng Technician khám phá về những công việc chuyên môn mà họ thường xuyên thực hiện nhé!
2.1. Vai trò và tính chất công việc của Technician
Vai trò và tính chất công việc của Technician
Technician chủ yếu hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật theo nhiều cách thức. Họ thiết lập hoặc tiến hành xây dựng các máy móc, thiết bị, trực tiếp thực hiện các thí nghiệm và thu thập dữ liệu, sau đó tính toán các kết quả. Technician cũng có thể hỗ trợ trong quá trình tạo ra một mô hình máy móc và trang thiết bị mới. Một số kỹ thuật viên làm việc trong bộ phận kiểm soát chất lượng, không gian mà họ tiến hành kiểm tra các sản phẩm, thu thập các dữ liệu.
Trong khâu sản xuất, Technician hỗ trợ việc xây dựng thiết kế và phát triển sản phẩm. Họ cũng tìm cách sản xuất mọi thứ một cách hiệu quả. Có nhiều khía cạnh trong công việc này, chẳng hạn như: thiết kế phần mềm, xây dựng bản vẽ, sửa chữa, lắp đặt, bảo trì và vận hành,… Technician cũng có thể là những cá nhân sản xuất các bản vẽ kỹ thuật cho các sản phẩm về thiết bị, máy móc, phần mềm,…
Technician chịu trách nhiệm trong quá trình vận dụng lý thuyết, bao gồm cả các nguyên tắc kỹ thuật và khoa học, toán học trong việc giải quyết các vấn đề. Nhằm hướng tới việc đưa ra các phương thức và giải pháp phù hợp trong nghiên cứu, sản xuất, thiết kế, phát triển và phân phối các sản phẩm. Technician giúp các kỹ sư hay các chuyên gia nghiên cứu và phát triển, trong khi một số khác có thể hỗ trợ việc giám sát, kiểm tra chất lượng hoặc theo dõi các quy trình vận hành, sản xuất.
Technician làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chủ yếu là chú trọng về công nghệ kỹ thuật, và tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của các ngành học tương ứng của họ. Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu của Technician:
2.2. Technician trong kỹ thuật dân dụng
Technician trong kỹ thuật dân dụng
Technician trong lĩnh vực kỹ thuật dân dụng làm việc và phối hợp chặt chẽ, liên tục với các kỹ sư dân dụng tiến hành xây dựng và thiết kế các dự án về hạ tầng cơ sở. Để làm được điều này, các Technician trong kỹ thuật dân dụng cần trang bị kỹ năng về toán học và khoa học để hỗ trợ các công tác chính. Một ngày làm việc của họ có thể bao gồm: Chuẩn bị và xây dựng kế hoạch cho một ngày làm việc; Thiết kế, đọc và xem xét các đồ án; Kiểm tra, xác định các vấn đề, giải pháp và tài liệu bằng các báo cáo chi tiết
Technician trong kỹ thuật dân dụng có thể cần có mặt ở hiện trường cơ sở hạ tầng để kiểm tra điều kiện thực tế và thử nghiệm các vật liệu. Họ cần có nền tảng vững chắc về kỹ năng toán học, kỹ năng tư duy phê phán. Đồng thời, có thể làm việc theo thời hạn và đảm bảo được tiến độ cũng như hiệu suất trong công việc được giao.
2.3. Technician trong kỹ thuật điện và máy tính
Technician trong kỹ thuật điện và máy tính
Trong lĩnh vực kỹ thuật điện và máy tính, Technician làm việc theo các kỹ sư điện – điện tử. Những kỹ thuật viên này làm nhiệm vụ thiết kế, phát triển và sản xuất các thiết bị cũng như hệ thống điện. Những công cụ có sẵn giúp Technician chế tạo, vận hành xử lý sự cố và bảo trì phòng ngừa rủi ro cho các hệ thống và thiết bị điện – điện tử.
Technician điện và máy tính làm việc dưới sự phân công cũng như hướng dẫn của các kỹ sư điện – điện tử, để lên các bản vẽ thiết kế cho các hệ thống và sản phẩm. Sau đó, họ chịu trách nhiệm về quá trình tạo ra các nguyên mẫu. Cuối cùng, họ cùng các kỹ sư làm các bài kiểm tra để xem xét sản phẩm và hệ thống có cần sửa đổi nữa hay không?
Trong lĩnh vực này, các Technician áp dụng những kỹ năng để xử lý các vấn đề sản xuất hàng ngày. Họ thường cài đặt, bảo trì, lắp ráp và sửa chữa bằng cách áp dụng những tư duy nhanh gọn. Họ chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện tử và máy tính phức tạp. Các công cụ có sẵn cũng giúp họ đo lường và chẩn đoán vấn đề,…
2.4. Technician trong kỹ thuật môi trường
Technician trong kỹ thuật môi trường
Trong kỹ thuật môi trường, Technician chịu trách nhiệm làm việc trong các không gian của phòng thí nghiệm và bên ngoài phòng – nơi họ có thể tiến hành, ghi lại các quan sát và kết quả của quá trình kiểm tra. Khảo sát ô nhiễm, khảo sát nước, đất và không khí,… là tất cả trách nhiệm của các kỹ thuật viên kỹ thuật môi trường. Mục tiêu của họ là nhằm hướng đến việc tìm ra giải pháp cho các tác động về ô nhiễm.
Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc Ăn Gì Để Sữa Mẹ Thiếu Sữa Sau Sinh, Nên Bổ Sung Gì Cho Trẻ?
Technician trong lĩnh vực này cần có óc quan sát, tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
2.5. Technician trong kỹ thuật công nghiệp
Technician trong kỹ thuật công nghiệp
Technician là gì trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp? Họ chịu trách nhiệm cho các hệ thống làm việc sáng tạo, hiệu quả, thiết thực và được xây dựng để thân thiện với khách hàng, cũng như cam kết tiết kiệm về ngân sách. Các Technician sẽ làm việc với những nhóm liên quan, chẳng hạn như kỹ sư hay các công nhân sản xuất để xây dựng giải pháp cho các vấn đề. Các vấn đề mà họ thường giải quyết thường là bố trí các cơ sở của nhà máy, xử lý vật liệu, hay sản xuất, thiết kế trạm làm việc, lợi nhuận, dịch vụ, kiểm soát chất lượng và phân tích hiệu quả chi phí,…
Có các tùy chọn công việc cụ thể cho các kỹ thuật viên trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như: Technician phương pháp, Technician xử lý vật liệu, Technician bố trí nhà máy, Technician đo lường công việc và nghiên cứu thời gian, Technician kiểm soát sản xuất, Technician kiểm soát hàng tồn kho,…
Nhiệm vụ và trách nhiệm của các Technician kỹ thuật công nghiệp có thể bao gồm chuẩn bị biểu đồ, đồ thị, phân tích và báo cáo, lập kế hoạch, kiểm tra, nghiên cứu thời gian và chuyển động, đề xuất và giám sát.
3. Cơ hội và triển vọng với nghề nghiệp Technician tại Việt Nam
Cơ hội và triển vọng với nghề nghiệp Technician tại Việt Nam
Có thể nói, trong lĩnh vực kỹ thuật nói chung, Technician được xem là một vị trí khá hấp dẫn. Vì chúng không quá yêu cầu cao về chuyên môn bằng cấp như một kỹ sư, nhưng cũng không phải vất vả về tay chân như các công nhân lành nghề,. Đối với một kỹ thuật viên, các ứng viên chỉ cần có chuyên môn trung bình, bạn sẽ được đào tạo bởi chính doanh nghiệp khi được nhận vào làm việc.
Không một ngành công nghiệp nào không tồn tại các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến kỹ thuật. Sự phát triển của Việt Nam đang đi đúng hướng công nghiệp hóa, song song với ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đó là lý do Technician được xem là ngành nghề có cơ hội việc làm khá rộng mở. Nhiều lĩnh vực cần đến nhân lực cho vị trí này như: Cơ khí chế tạo, xây dựng công trình, giao thông vận tải, điện và điện tử, công nghệ thông tin, kỹ thuật và mạng máy tính,…
Mặc dù tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, các yêu cầu cho vị trí này có thể không giống nhau. Tuy nhiên, tựu chung, những yêu cầu dưới đây là bắt buộc:
+ Thứ nhất, về bằng cấp chuyên môn: Không giống như tuyển dụng thợ máy, hay công nhân,… Technician là vị trí mà nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có các chứng chỉ hay bằng cấp có liên quan, có thể hỗ trợ và phục vụ trong công tác làm việc. Điều này giúp họ tiết kiệm được quỹ thời gian đào tạo và bồi dưỡng lại cho nhân viên của mình. Một số bằng cấp điển hình cho các chuyên ngành như: Cơ khí, điện – điện tử, chế tạo máy, kỹ thuật máy, công nghệ thông tin,….
Xem thêm: Từ Charm Nghĩa Là Gì ? Ý Nghĩa Của Vòng Charm Charm Là Gì
+ Thứ hai, về kinh nghiệm: Mặc dù không phải là yêu cầu “bất di bất dịch”, tuy nhiên nếu có kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan. Bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển thành công vào vị trí này đấy nhé!
+ Thứ ba, về kỹ năng: Kỹ năng chủ yếu mà nhà tuyển dụng cần ở vị trí này đó là kỹ năng kỹ thuật. Chẳng hạn như biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế kỹ thuật, hay biết đọc hiểu các bản vẽ, kỹ năng mô phỏng sản phẩm,…. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng mong muốn ứng viên có kỹ năng mềm để hỗ trợ hoàn thành công việc hiệu quả.
4. Bộ kỹ năng hoàn chỉnh cho một Technician thành công
Bộ kỹ năng hoàn chỉnh cho một Technician thành công
Là một vị trí lý tưởng cho những ai đam mê lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Technician cần những kỹ năng nào để thành công? Dưới đây là gợi ý của phunutiepthi.vn:
+ Tư duy logic
+ Khả năng sáng tạo trong các bản thiết kế
+ Tập trung vào chi tiết
+ Kỹ năng phân tích dữ liệu và tính toán
+ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
+ Kiên nhẫn, chịu được áp lực cao trong công việc
+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Khả năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói
+ Niềm say mê và hứng thú với công việc
Trên đây là giải đáp của phunutiepthi.vn về Technician là gì? Truy cập ngay phunutiepthi.vn để nhận lấy cơ hội việc làm trong tầm tay nhé!