Tiềm Thức Nghĩa Là Gì ? Đặc Điểm, Chức Năng Và Cách Thức Vận Hành

Tâm trí của chúng ta sẽ được chia làm hai phần và quan trọng nhất sẽ là tiềm thức. Vậy thì tiềm thức là gì? Đặc điểm, chức năng và cách thức vận hành của chúng ra sao? Làm thế nào để phân biệt tiềm thức và ý thức với vô thức? Hãy cùng phunutiepthi.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây các bạn nhé.

Đang xem: Tiềm thức nghĩa là gì

Tiềm thức là gì?

Để có thể hiểu được tiềm thức có nghĩa là gì, chúng ta hãy phân tích cụ thể tên gọi của nó như sau:

Tiềm: Ở đây có nghĩa là tiềm tàng, phần bí mật ẩn sâu bên trong.Thức: Chỉ sự thức tỉnh hay nhận thức.

Như vậy tiềm thức là một khái niệm quen thuộc được sử dụng để biểu thị những quá trình diễn ra bên trong tâm lý con người, được hiển thị trong tâm trí nhưng lại không chịu sự kiểm soát có ý nghĩa.

*

Tiềm thức có nghĩa là gì?

Đây là khu vực của tâm lý con người, chịu trách nhiệm lưu trữ cũng như phân tích thông tin đến cho những phản xạ vô điều kiện. Sigmund Freud – bác sĩ thần kinh kiêm nhà tâm lý học người Áo đã sử dụng thuật ngữ tiềm thức trong các tác phẩm đầu tiên của ông về việc tạo ra phân tâm học.

Tuy nhiên sau đó, ông đã thay thế thuật ngữ do chính mình sáng tạo ra bằng thể loại Hồi giáo vô thức, chủ yếu để đề cập đến những lĩnh vực nội dung bị kìm nén, chủ yếu là do bị xã hội từ chối.

Có thể hiểu theo 1 cách khác, tiềm thức chính là phần ẩn sâu bên trong tâm trí mà chúng ta không thể nào nhận biết được hết. Tiềm thức được hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở 1 cấp độ ý thức nào đó không thể nhận biết được. Nó được xem như một tảng băng lững lờ trôi, những tầng sâu nhất, tận cùng nhất sẽ chính là những trải nghiệm của kiếp trước. Tầng tiếp theo bao hàm những trải nghiệm từ đời bố mẹ. Và tầng trên cùng – tầng chiếm không gian nhiều nhất trong tiềm thức của chúng ta đó chính là tất cả những trải nghiệm trong quá khứ của chính bản thân mình.

Tiềm thức tiếng Anh là gì?

Tiềm thức là một khái niệm khá trừu tượng nên trong tiếng Anh không có nhiều từ để diễn đạt chính xác nó. Do đó, nó chỉ có 1 thuật ngữ duy nhất, được sử dụng rộng rãi là subconscious. Khi sử dụng bạn cần hết sức chú ý về cách phát âm, cách viết và cách dùng trong bài để tránh gây hiểu lầm cho người đọc hay người nghe nhé!

Ví dụ về tiềm thức trong đời sống hàng ngày

Bạn có nhớ lần đầu tiên mình đã tập đi xe đạp là khi nào không? Nó diễn ra như thế nào nhỉ? Hay bạn có thể đếm chính xác số chuyển động lặp lại cần thiết để có thể thực hiện hoàn hảo một điệu nhảy không?

Khi lần đầu làm theo những hành vi mới, ai trong chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để làm quen. Nhưng một khi bạn đã thành thạo hơn thì quá trình này sẽ bắt đầu đòi hỏi ít nhận thức hơn cho đến cuối cùng, bạn đã có thể làm mọi thứ một cách “mượt mà”, “nhuần nhuyễn” và hoàn toàn tự nhiên.

Tất cả những hành vi tự nhiên như thế này sẽ được hướng dẫn bởi một trong những nguồn nội lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các hành vi của con người – đó còn được gọi là sức mạnh tiềm thức (hay cũng là tâm trí phi ý thức).

*

Tiềm thức hiện diện ra sao trong đời sống hàng ngày của chúng ta?

Nêu những đặc điểm của tiềm thức

Có khả năng xử lý mở rộng các vấn đề.Phát triển được trí nhớ dài hạn (bao gồm những kinh nghiệm, thái độ, giá trị và cả niềm tin từng xuất hiện trong quá khứ).Có được khả năng xử lý hàng nghìn sự việc trong cùng một lúc.Có sự thôi thúc cùng khả năng di chuyển với vận tốc 160.000km/h.Có được khả năng xử lý trung bình 4 tỷ mẩu thông tin chỉ trong 1 ngày.

Chức năng quan trọng của tiềm thức là gì?

Dưới đây là những chức năng không thể thiếu của tiềm thức:

Giúp bảo tồn cơ thể con người

Một trong những mục tiêu quan trọng của tiềm thức đó chính là sự sống còn của cơ thể lý tính của bạn. Nó sẽ đấu tranh để chống lại bất cứ thứ gì có vẻ là hiểm hoạ đối với sự tồn tại. Do đó, nếu bạn muốn việc từ bỏ một hành vi nào đó được dễ dàng hơn thì hãy cho tiềm thức của bạn thấy được rằng hành vi đó là có hại đối với cơ thể.

Điều khiển toàn bộ cơ thể

Tiềm thức sẽ đảm nhận tất cả các chức năng thể lý cơ bản của con người như thở, hệ miễn dịch, nhịp tim, v.v.). Thay vì nói với tiềm thức rằng sức khỏe hoàn hảo là như thế nào thì bạn hãy cố gắng lắng nghe và “hỏi” xem nó đã biết gì về sức khỏe hoàn hảo chưa và bạn cần làm gì để nó có được điều đó.

“Hành xử” giống như một đứa trẻ

Tiềm thức thích được phục vụ, chăm sóc, cần có người hướng dẫn rõ ràng và sẽ nghe theo hướng dẫn đó rất sát sao. Vì vậy nếu bạn nói “Công việc này giống như một cơn đau ở cổ vậy” – ý chỉ công việc khó khăn khiến bạn bức bối thì tiềm thức của bạn sẽ tìm cách nào đó để đảm bảo rằng bạn sẽ thực sự cảm thấy đau nhức cổ khi đang làm việc!

Tiềm thức cũng rất có “đạo đức”, có thể hiểu là theo cách mà 1 đứa trẻ được nuôi dạy. Vì thế nếu bạn được dạy rằng “Q.H.T.D trước tuổi thật ghê tởm” thì tiềm thức của bạn cũng sẽ phản ứng với lời dạy đó thậm chí ngay cả khi ý thức của bạn đã tự động loại bỏ điều đó.

Giao tiếp nhờ cảm xúc và hình tượng

Để có thể thu hút sự chú ý của bạn, tiềm thức sẽ sử dụng tới cảm xúc. Ví dụ như, nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy sợ hãi, tiềm thức của bạn sẽ phát hiện ra, có thể đúng nhưng cũng có thể sai rằng sự sống còn của bạn đang rơi vào tình trạng nguy hiểm.

*

Cảm xúc cũng là một hình thức của tiềm thức

Lưu giữ và hoàn thiện trí nhớ, ký ức

Tiềm thức sẽ quyết định nơi nào và bằng cách nào mà những ký ức của bạn được lưu giữ. Nó có thể sẽ giấu đi một số ký ức nào đó (những tổn thương) chứa đựng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho đến khi bạn có đủ sự chín chắn để có xử lý chúng một cách có ý thức và chính xác nhất. Khi tiềm thức cảm nhận được rằng bạn đã sẵn sàng nó sẽ bắt đầu gợi lại chúng để bạn có thể đáp lại những ký ức đã bị chôn giấu đó.

Không xử lý các thể phủ định

Tiềm thức sẽ tiếp thu hình ảnh dễ dàng hơn là từ ngữ. Vì thế nếu bạn nói “Tôi không hề muốn trì hoãn công việc này” thì tiềm thức sẽ tạo ra một bức tranh mà trong đó bạn đang trì hoãn công việc.

Để có thể đổi bức tranh đó từ trạng thái tiêu cực (bức tranh đang trì hoãn) sang trạng thái tích cực (không trì hoãn) thì cần có thêm một bước nữa. Vì vậy, tốt hơn hết là hãy bảo với tiềm thức của mình rằng “Hãy bắt tay vào việc ngay thôi!”

Tạo thành các mối liên kết và học nhanh hơn

Để bảo vệ sự sống còn của bạn, tiềm thức sẽ luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ và làm việc liên tục để cố gắng rút ra những bài học thực tiễn từ mỗi trải nghiệm khác nhau.

Ví dụ như, nếu bạn vừa trải qua một điều gì đó tồi tệ ở trường, tiềm thức của bạn sẽ có thể sẽ chọn tống tất cả những trải nghiệm học tập của bạn vào khu “chuyện này sẽ chẳng vui vẻ gì”.

Nó sẽ cảnh báo cho bạn bằng các hình thức như là đổ mồ hôi tay và cả sự căng thẳng lo lắng bất kể khi nào bạn thử hay học một cái gì đó mới mẻ. Nhưng nếu bạn là người giỏi thể thao thì tiềm thức của bạn sẽ nhớ rằng “thể thao đồng nghĩa với sự thành công” và bạn sẽ cảm thấy tích cực và tràn trề năng lượng hơn khi làm những thứ có liên quan đến những hoạt động thể chất.

Tiềm thức được vận hành theo hình thức nào?

Tiềm thức của chúng ta giống như một đứa trẻ 5 tuổi. Tất cả những gì mà bạn đang nhìn, đang nghe, đang thấy và cảm nhận đều được ghi lại bên trong tiềm thức. Nó sẽ ghi nhận tất cả những thông tin mà ý thức đã nhập vào một cách không chọn lọc, không thay đổi dù đó là trải nghiệm tích cực hay là tiêu cực.

Đặc biệt hơn, tiềm thức của bạn rất yêu thích màu sắc và hình ảnh, tiềm thức ghi nhớ những thông tin mang tính hình ảnh và màu sắc rất nhanh. Nói một cách đơn giản hơn thì tiềm thức chính là sự phiên dịch của ý thức.

Xem thêm: Séc Là Gì? Những Vấn Đề Chung Về Hình Thức Thanh Toán Bằng Séc

*

Cách vận hành của tiềm thức như thế nào?

Con người chúng ta sẽ làm việc với 90% tiềm thức và còn lại là 10% ý thức. Bởi vậy 90% tiềm thức này sẽ giúp tạo nên sức mạnh để bạn có thể bứt phá hiệu quả và đạt mục tiêu xa hơn.

Theo Vygotsky thì tiềm thức của con người sẽ quyết định hành vi của nó. Tiềm thức của con người sẽ hình thành thói quen và sự thống trị của nó. Nói cách khác thì tiềm thức chủ yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại của chúng ta trong thế giới xung quanh. Mặt khác, ý thức có thể nhận được những thông điệp từ tiềm thức, nhưng không phải lúc nào nó cũng có thể hiểu chúng. Tâm trí của tiềm thức sẽ điều chỉnh bản năng còn ý thức sẽ cố gắng biện minh cho họ.

Vì vậy, ý thức của con người sẽ được điều khiển bởi tiềm thức của chính chúng ta. Trong trường hợp này, tâm trí được vận hành bằng lời nói, và tiềm thức thì bằng cảm xúc.

Cách sử dụng tiềm thức như thế nào để phát huy hiệu quả?

Phương pháp 1: Rèn luyện cho bản thân sự tích cực

Thay thế những lời nói mang đậm sự tiêu cực bằng các khẳng định lạc quan hơn. Việc thay đổi lời nói không chỉ giúp thay đổi suy nghĩ mà còn ghi đè lên những hành động và suy nghĩ tiêu cực trong tiềm thức của bạn. Thay vì nói “Tôi không làm được đâu!” thì hãy nói “Tôi có thể làm được!”.

Có đôi khi bạn cũng có thể hình dung hay tưởng tượng về 1 thành tựu mục tiêu trong tương lai của mình cũng được. Đây là cách khá hiệu quả để tương tác và rèn luyện thêm tiềm thức.

Phương pháp 2: Tập thiền để loại bỏ các suy nghĩ không tốt

Thiền sẽ giúp bạn có được sự tập trung cao độ và khai thác được những tiềm thức sâu xa. Trước khi bắt đầu thiền, bạn hãy quyết định thời gian thiền là bao lâu. Nếu là người mới thì hãy thử thiền trong vòng 5 phút.

Nhớ mặc quần áo thật thoải mái, đặt đồng hồ và ngồi thiền ở không gian yên tĩnh đồng thời chọn vị trí không bị ai làm phiền. Bạn có thể ngồi thiền ngoài trời hoặc trên sàn căn hộ ở nhà đều được. Nên giãn cơ trước khi bắt đầu vào tư thế thiền. Chạm vào ngón chân, giảm căng cơ cổ và từ từ thư giãn bả vai.

Phương pháp 3: Tập viết ra những dòng ý thức của bản thân

Đừng tiếp cận những dòng ý thức của bạn bằng 1 loạt những danh sách việc phải làm, hãy để suy nghĩ tự nhiên của bạn được tự do tuôn trào. Mỗi khi xuất hiện 1 ý nghĩ nào đó trong đầu thì hãy ghi ngay ra giấy, đừng bỏ lỡ bất cứ điều gì.

*

Hãy viết ra những dòng suy nghĩ trong đầu mình

Đừng ngại ngùng, hãy cứ thoải mái viết ra cả những suy nghĩ trần tục của bản thân, không cần lảng tránh nếu trong đầu bạn có những suy nghĩ kỳ quặc vì đây có thể chính là suy nghĩ bên trong tiềm thức của bạn. Đừng đánh giá chúng hay dừng lại để phân tích chúng, cứ tiếp tục viết ra giấy.

Sau khi đã viết xong, hãy đọc lại suy nghĩ vừa viết và nghiền ngẫm những dòng chữ đó thật cẩn thận. Xác định chính xác những suy nghĩ lặp đi lặp lại hay những cụm từ kỳ lạ.

Thử tìm những mối liên hệ giữa hai ý tưởng khác nhau. Lưu ý rằng bất kỳ suy nghĩ nào cũng có thể được xuất phát từ tiềm thức. Khi tiếp tục phương pháp này, bạn hãy đọc lại suy nghĩ ở những buổi luyện tập trước xem. Theo dõi tiến độ của dòng ý thức và đưa ra những đánh giá xem tiềm thức có tự thức tỉnh được hay không.

Phương pháp 4: Tập phân tích giấc mơ của bản thân

Khi thực hiện phân tích các giấc mơ, hãy đánh giá một cách tổng thể. Từng chi tiết dù là nhỏ nhất bạn cũng cần ghi nhớ lại vì chúng đều có ý nghĩa và sẽ giúp bạn giải mã được giấc mơ, đồng thời hiểu được tiềm thức sâu sắc của bản thân.

Nếu từ điển giấc mơ của bạn đang định nghĩa một biểu tượng không đầy đủ thì hãy thử tiếp cận giấc mơ dựa theo bối cảnh cuộc sống hiện tại của bạn. Thử xác định với bản thân xem có lý do nào khiến cho những hình ảnh, người hay vật đó xuất hiện ở trong giấc mơ của bạn hay không. Điều này sẽ giúp kích hoạt tiềm thức của bạn vì thông qua giấc mơ chúng ta có thể nói chuyện với tiềm thức.

*

Đánh thức tiềm thức bằng các phương pháp đơn giản

Phân biệt ý thức, tiềm thức và vô thức

So sánh tiềm thức với vô thức

Tâm trí vô thức sẽ là giai đoạn sâu nhất của tâm trí và tiềm thức sẽ là giai đoạn ở giữa tâm trí có ý thức và tâm trí vô thức.

Tâm trí vô thức sẽ chứa đựng những suy nghĩ và ký ức đã bị kìm nén như là những trải nghiệm đau thương, những suy nghĩ mà bạn không thể nào chấp nhận được về mặt xã hội hay những giấc mơ và ham muốn sâu sắc nhất v.v., hoặc những tiềm thức chứa đựng các thông tin được lưu trữ khi tâm trí bị quá tải và muốn lưu giữ chúng lại để sử dụng sau này.

Tâm trí vô thức sẽ rất khó có thể để tiếp cận vì nhận thức của một người về những gì nó nắm giữ là rất thấp nhưng tiềm thức tương đối thì dễ tiếp cận.

Để có thể nhận biết hoặc đưa ra thứ gì đó từ tâm trí vô thức, chúng ta cần phải có liệu pháp cũng như kỹ thuật đặc biệt trong khi làm để đưa thứ gì đó ra từ tiềm thức, có thể sẽ mất một lúc và một chút động não mặc dù sẽ tương đối mất sức hơn.

So sánh tiềm thức với ý thức

Bởi vì ý thức là người gác cổng trong tâm trí của bạn cho nên hãy luôn luôn chọn lọc những kênh thông tin, hình ảnh, âm thanh, cảm nhận tích cực, chân thật nhất, giá trị nhất và tuyệt đối tránh xa những thông tin tiêu cực. Đó là tất cả những thông tin, dữ liệu đã được hình thành từ kiếp trước, từ tế bào của người cha, tế bào của người mẹ, trong quá trình người mẹ mang thai và cho đến khi chúng ta sinh ra và lớn lên tới thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Pch Là Gì ? Publishers Clearing House

Tiềm thức sẽ là nhân tố quyết định hành động của chúng ta cho nên bất cứ điều gì chúng ta muốn tạo ra được từ kết quả bên ngoài thì chúng ta phải giao tiếp và thuyết phục thành công tiềm thức có thể hiểu và tự động vận hành mang tính kết quả như mình mong muốn.

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu được thế nào là tiềm thức cũng như cách phân biệt tiềm thức với ý thức và vô thức. Nếu bạn còn bất cứ điều gì mong muốn được giải đáp kỹ hơn, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này để được nhân viên của chúng tôi hỗ trợ trả lời nhanh nhất nhé!

Rate this post
Tham khảo ngay  Eau De Parfum Spray Vaporisateur Là Gì Lý Giải Eau De Toilette Spray Là Gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button