( Volume Trong Chứng Khoán Là Gì ? Tầm Quan Trọng Của Volume

Khối lượng giao dịch volume là gì? Cách tính volume?Diễn giải mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch? Chỉ báo sử dụng phân tích khối lượng giao dịch Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch là gì?

I. Khối lượng giao dịch (volume) là gì?

Khối lượng giao dịch (volume) là số lượng đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, thường sẽ mặc định là một ngày.

Đang xem: Volume trong chứng khoán là gì

*

Khối lượng giao dịch (Khối lượng khớp lệnh VNM)

Ngay hình ảnh trên, ta thấy khối lượng giao dịch của VNM ngày 09/11 là 728.150 cổ phiếu, tương tự ngày 08/11 có 815.890 cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư.

II. Vai trò và ý nghĩa của khối lượng giao dịch là gì?

III. Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

Theo quy luật cung cầu của thị trường giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung, và ngược lại giá giảm khi cung lớn hơn cầu.

Giải thích chung sự tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch có 4 trường hợp lớn.

*

Giá tăng khối lượng giao dịch tăng.

Tham khảo ngay  " Gas Coin Là Gì ? Tìm Hiểu Về Gas Token Blog Tiền Ảo

Khối lượng tăng cho thấy thị trường đang rất sôi nổi, người mua người bán nhiều, số lượng người mua kỳ vọng giá sẽ đi xa hơn nữa, đa phần mọi người đều tham gia vào lúc này.

Giá giảm khối lượng giao dịch giảm.

Thị trường lúc này ảm đạm, người muốn mua bán ít dần, sự lên xuống của hàng hóa không còn được quá chú ý, giá sẽ di chuyển chậm dần để chờ đợi dòng tiền vào thị trường, trong giai đoạn này, giá sẽ di chuyển chậm và chờ đợi một bước chuyển mình.

Giá tăng khối lượng giao dịch giảm.

Trong xu hướng tăng: Được xem là một tín hiệu giảm giá, khối lượng giảm thể hiện nhà đầu tư đang dần tránh xa hàng hóa vì giá cao, cho thấy sẽ có thể xuất hiện đảo chiều.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cha Mẹ Khi Trẻ Bị Sốt Cao Co Giật Ở Trẻ Có Ảnh Hưởng Đến Não?

Trong xu hướng giảm: điều này thể hiện xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục, khi nhà đầu tư chưa chú ý tới hàng hóa.

Giá giảm khối lượng giao dịch tăng

Trong một xu hướng giảm: là một tín hiệu đảo chiều, từ giảm qua tăng. Ta có câu hỏi “ai là người mua nhiều như vậy?” khi giá đi đến vùng có thể mua được, do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật có được vùng giá đó,.. một lượng lớn nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường, khối lượng tăng cao khi xu hướng giảm báo hiện có thể thị trường đã đến lúc đảo chiều.

Tham khảo ngay  Tình Hình Bitcoin, Giá Bitcoin, Đầu Tư Bitcoin Trên Vnexpress

Trong xu hướng tăng: lúc này ta đặt ngược lại câu hỏi “ai là người bán nhiều như vậy” cũng có thể do tác động của tin tức, các phân tích kỹ thuật,.. mà đã xuất hiện vùng giá nên bán, các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận bán giá thấp hơn một ít.

Giá đi ngang khối lượng giao dịch tăng vọt

Lúc này giá đang trong phiên tích lũy thị trường bắt đầu chú ý tới hàng hóa hơn, các nhà đầu tư cũng bắt đầu gom hàng vào thời điểm này, đây là một tín hiệu tốt để mua hàng.

Sử dụng mối tương quan giữa giá và khối lượng theo lý thuyết chung về phân kỳ và hội tụ tổng quát

Giá và khối lượng phân kỳ, tức là chiều của khối lượng và giá ngược nhau, một bên tăng một bên giảm và ngược lại, thì xu hướng sẽ nhanh chóng đảo chiều.Giá và khối lượng hội tụ, tức là giá cùng chiều với khối lượng, cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu hướng sẽ tiếp tục bền vững

Trên đây chỉ là 7 trường hợp và lý thuyết chung về sự tương quan này, để cho mọi người tư duy được volume hay giá tác động đến thị trường như nào, chứ không hoàn toàn chính xác.

Ví dụ: cổ phiếu NVL trước chu kỳ tăng

*

Ta thấy vào những ngày trước chu kỳ tăng thì khối lượng giảm (hình elip) (có thể là do một thế lực đẩy giá lên tạo giá ảo) nhưng sau đó NVL tiếp tục tăng cao. Ở đây có thể giải thích là do trước đó NVL tích lũy với khối lượng cao (toàn hình chữ nhật) đó là những ngày có người gom NVL và khống chế giá trong khoảng nhất định, đến gần cuối chu kỳ này lượng cung giá rẽ cạn kiệt (do đã bán trước đó.) nên những người này không gom được nữa, và bắt đầu thực hiện đẩy giá NVL.

Tham khảo ngay  Mt5 Là Gì ? Có Lừa Đảo Không

IV. Một số chỉ báo khác phân tích khối lượng giao dịch

Chỉ báo phân tích khối lượng OBV

OBV (On Balance Volume) là một chỉ báo thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và giá cả.

Xem thêm: ‎Money Lover: Quản Lý Chi Tiêu Trên App Quản Lý Chi Tiêu Ios

Chỉ báo phân tích khối lượng MFI

MFI (money flow index) là chỉ báo thể hiện sức mạnh của dòng tiền chảy vào loại hàng hóa, hàng hóa có sôi động hay không.

Đến đây bạn đã phần nào hiểu được khối lượng giao dịch (chứng khoán) hay volume là gì? Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch? Hi vọng bạn sẽ áp dụng tốt và thu về lợi nhuận. Nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ thì mạnh dạn kết bạn và hỏi Ngọ qua FB: Nguyễn Hữu Ngọ nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button