Doanh Nghiệp Có Vốn Fdi Là Gì ? Đặc Điểm, Bản Chất Của Vốn Fdi Như Thế Nào?

Cùng với nguồn vốn ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế. Nó cho phép các nước nghèo, nước đang phát triển tích lũy vốn vật chất, tạo cơ hội việc làm, phát triển năng lực sản xuất, nâng cao kỹ năng của lao động địa phương thông qua chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý, đồng thời giúp hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu. Theo thống kê năm 2019, các nước đang phát triển nhận được 685 tỷ đô la thông qua FDI – gần một nửa tổng số vốn FDI toàn cầu. Vậy vốn FDI là gì? FDI là viết tắt của từ gì? Đặc điểm, tầm quan trọng thực sự của nó ra sao và làm thế nào để Việt Nam tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết này để đi tìm câu trả lời nhé!

Vốn FDI là gì?

FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khái niệm vốn FDI được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.

Đang xem: Vốn fdi là gì

Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), FDI là một khoản đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài vào các doanh nghiệp hoạt động bên ngoài nền kinh tế của nhà đầu tư.

Còn theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài. Theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2005) lại đưa ra định nghĩa về FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm tổ chức kinh tế, cá nhân) cung cấp vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào (kiến ​​thức, công nghệ, việc làm…) được Chính phủ Việt Nam chấp thuận vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.

Từ các định nghĩa về vốn FDI trình bày ở trên, tựu chung lại ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp hoặc một cá nhân ở một quốc gia vào một doanh nghiệp hoặc tập đoàn ở một quốc gia khác với mục đích thiết lập lợi ích lâu dài. Hai đặc trưng cơ bản của đầu tư nước ngoài bao gồm:

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác.Thứ hai, nguồn vốn FDI được huy động vào các mục đích thực hiện các hoạt động kinh tế và kinh doanh.

*

Khái niệm vốn FDI là gì?

Đặc điểm của vốn FDI

Vốn FDI gắn liền với việc di chuyển nguồn vốn đầu tư bao gồm tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia. Điều này đã giúp cho các nước tiếp nhận nguồn vốn FDI gia tăng lượng tiền và tài sản trong nền kinh tế, đồng thời lượng tiền và tài sản tại nước cung cấp vốn FDI giảm đi tương ứng. FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.Nguồn vốn FDI được tiến hành thông qua các hoạt động liên doanh, bỏ vốn 100% để thành lập doanh nghiệp mới; mua lại các doanh nghiệp hiện có; hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp; hợp tác kinh doanh; mua cổ phiếu ở mức khống chế…Các nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ đủ để có quyền kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư cũng như quyền tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp FDI.Đầu tư FDI thường là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục đích cơ bản là thu về lợi nhuận ở mức cao nhất có thể. Hoạt động này ít chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Và chủ yếu phụ thuộc vào sự điều tiết của các quan hệ thị trường.

Tham khảo ngay  Cách Xác Minh Tài Khoản Gmail, Cách Xóa Xác Minh Tài Khoản Google
Luận Văn 99 hiện đang cung cấp các dịch vụ viết tiểu luận thuê, viết thuê luận văn, luận văn thạc sĩ. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của mình, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé! Chi tiết dịch vụ viết luận văn thuê, XEM TẠI ĐÂY!

Các hình thức của nguồn vốn FDI là gì?

Thông thường, đầu tư nước ngoài FDI bao gồm các hình thức:

#1 Phân theo hình thức đầu tư

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức đầu tư giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước cùng ký kết các thỏa thuận (về đối tượng, trách nhiệm, nội dung kinh doanh, phân phối kết quả kinh doanh…) để có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước chủ nhà mà không thành lập một tư cách pháp nhân nào mới.Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Liên doanh là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư nước ngoài và chủ doanh nghiệp trong nước cùng nhau góp vốn, cùng kinh doanh và cùng tuân thủ các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi theo tỷ lệ góp vốn.Doanh nghiệp 100% vốn từ nước ngoài: Đúng như tên gọi, ở hình thức này, các nhà đầu tư nước ngoài tự mình thành lập doanh nghiệp, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm và hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại nước chủ nhà.

#2 Phân theo bản chất đầu tư

Đầu tư mới: Là loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó một công ty bắt đầu hoạt động ở các quốc gia khác với tư cách là công ty con và đầu tư vào việc xây dựng văn phòng, nhà máy, địa điểm, xây dựng sản phẩm… qua đó quản lý hoạt động của mình và đạt được mức cao nhất kiểm soát các hoạt động của công ty.Mua lại và sáp nhập: đề cập đến các giao dịch giữa hai công ty kết hợp với nhau dưới một số hình thức. Sáp nhập là hình thức hai công ty có quy mô tương tự kết hợp với nhau để tạo thành một thực thể mới. Mặt khác, mua lại là khi một công ty lớn hơn mua lại một công ty nhỏ hơn và tiếp nhận hoạt động kinh doanh của công ty nhỏ hơn.

Tham khảo ngay  Top 17 Mô Hình Nến Nhật Là Gì? Cách Đọc Biểu Đồ Nến Nhật Dễ Hiểu

#3 Phân theo tính chất dòng vốn

Vốn chứng khoán: Các nhà đầu tư nước ngoài có thể dùng vốn FDI cho mục đích mua lại cổ phần của một doanh nghiệp trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền can thiệp, tham gia vào quản lý doanh nghiệp.Vốn tái đầu tư: Lợi nhuận từ khoản vốn đầu tư FDI của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá khứ có thể được dùng cho việc tái đầu tư tại nước chủ nhàVốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Dòng vốn này xuất phát từ các các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia.

Xem thêm: Rùa Núi Viền Giá Bao Nhiêu? Mua, Bán Ở Đâu Ở Hà Nội, Tp Rùa Núi Vàng: Cách Nuôi Và Giá Bán

*

Các hình thức của nguồn vốn FDI là gì?

#4 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

Vốn tìm kiếm tài nguyên: Các nguồn vốn FDI này được sử dụng cho mục đích tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động giá rẻ sẵn có tại nước tiếp nhận vốn FDI.Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn FDI nhằm thu về lợi nhuận cao bằng cách tận dụng giá thành đầu vào thấp tại nước tiếp nhận hoặc thực hiện các hoạt động kết nối để có các sản phẩm xuyên biên giới hay chuyên môn hóa quy trình sản xuất.Vốn tìm kiếm thị trường: Hình thức đầu tư vốn FDI này nhằm mục đích giữ thị trường khỏi các thủ cạnh tranh khác hoặc mở rộng thị trường. Ngoài ra, hình thức này đôi khi cũng nhằm mục đích làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu thông qua việc tận dụng các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các khu vực, các quốc gia khác.Vốn tìm kiếm tài sản chiến lược: Được thực hiện mua lại hoặc liên minh để thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Có thể bạn quan tâm:

➢ 999 đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế

Vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là gì?

FDI mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia tiếp nhận nói chung và Việt Nam nói riêng, cụ thể:

FDI kích thích tăng trưởng kinh tế và tăng cơ hội việc làm

Tạo việc làm là lợi thế rõ ràng nhất của FDI. Đó cũng là một trong những lý do quan trọng nhất khiến các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tìm cách thu hút FDI. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam kích thích thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất cũng như dịch vụ của quốc gia tiếp nhận. Các tổ chức FDI thường mở các nhà máy ở quốc gia đầu tư, trong đó một số thiết bị địa phương (vật liệu, sức lao động… ) được sử dụng. Điều này lại tạo ra công ăn việc làm và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp đối với giới trẻ và lao động phổ thông trong nước. Việc làm tăng dẫn đến thu nhập tăng và đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của người dân cũng được cải thiện, tăng nhu cầu và sức mua. Điều này thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực

FDI hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Các nhân viên, còn được gọi là nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp FDI được cung cấp đào tạo và kỹ năng đầy đủ, giúp nâng cao kiến ​​thức của họ trên quy mô rộng. Xét tác động tổng thể đến nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lực làm tăng chỉ số vốn con người của một quốc gia. Khi ngày càng có nhiều nguồn lực có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao, họ có thể đào tạo những người khác và tạo ra “hiệu ứng gợn sóng” đối với nền kinh tế.

Tham khảo ngay  Chơi Hụi Là Như Thế Nào ? Hướng Dẫn Cách Chơi Hụi Có Lãi Please Wait

*

Vai trò phát triển nguồn nhân lực của vốn FDI là gì?

FDI giúp phát triển các khu vực lạc hậu

Đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất của FDI đối với một nước đang phát triển. FDI cho phép biến các khu vực lạc hậu trong một quốc gia thành các trung tâm công nghiệp. Điều này tạo ra một động lực cho nền kinh tế xã hội của khu vực tiếp nhận đầu tư.

Tăng cường lĩnh vực tài chính và công nghệ của một quốc gia

Quá trình FDI diễn ra mạnh mẽ. Nó cung cấp cho quốc gia nơi đầu tư một số công cụ mà họ có thể tận dụng để tạo lợi thế cho mình.

Thúc đẩy xuất khẩu

Không phải tất cả các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất thông qua FDI đều dành cho tiêu dùng trong nước. Nhiều sản phẩm trong số này có thị trường tiêu thụ trên toàn cầu. Việc thành lập các đơn vị và khu kinh tế 100% định hướng xuất khẩu đã hỗ trợ thêm cho các nhà đầu tư FDI trong việc thúc đẩy xuất khẩu của họ từ các nước khác.

Ổn định tỷ giá hối đoái

Dòng chảy liên tục của FDI vào một quốc gia tạo thành một dòng chảy liên tục của ngoại hối. Điều này giúp Ngân hàng Trung ương của nước tiếp nhận FDI duy trì một lượng ngoại hối dự trữ dồi dào. Điều này giúp đảm bảo tỷ giá hối đoái ổn định.

*

Vốn FDI giúp ổn định tỷ giá hối đoái

Kích thích phát triển kinh tế

Đây là một lợi thế rất quan trọng khác của FDI. FDI là nguồn vốn bên ngoài và nguồn thu cao hơn cho một quốc gia. Khi các nhà máy được xây dựng, ít nhất một số lao động địa phương, vật liệu và thiết bị được sử dụng. Khi việc xây dựng hoàn tất, nhà máy sẽ sử dụng một số lượng các lao động địa phương và sử dụng thêm các vật liệu và dịch vụ địa phương. Do đó, những người lao động làm việc trong các nhà máy như vậy có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Điều này tạo ra nhiều sức mua hơn cho nền kinh tế. Hơn thế nữa, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đồng thời cũng sẽ tạo ra nguồn thu thuế bổ sung cho Chính phủ, nguồn thu này có thể được đưa vào việc tạo ra và cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính.

Xem thêm: Nữ Canh Ngọ 1990 Hợp Tuổi Nào Nhất? Hợp Với Mệnh Gì, Tuổi Gì Trong Tử Vi Trọn Đời

Tạo ra thị trường cạnh tranh

Bằng cách tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài gia nhập thị trường trong nước, FDI giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, cũng như phá vỡ thế độc quyền trong nước. Môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp liên tục cải tiến quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng hơn, từ đó thúc đẩy sự đổi mới. Người tiêu dùng cũng được tiếp cận với nhiều loại sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button