Cách Đọc Bảng Giá Chứng Khoán, Phần 3: Các Đọc Hiểu Bảng Giá Chứng Khoán

Bài viết này Nhật Cường sẽ hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho những bạn mới bắt đầu!

Như Nhật Cường đã viết ở những bài trước, bạn muốn đầu tư chứng khoán thì cần phải có tài khoản chứng khoán để giao dịch. Giao dịch ở đây có nghĩa là mua và bán các cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX. Và muốn mua bán được cổ phiếu thì bạn cần biết đọc bảng giá cổ phiếu. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) có một bảng giá riêng (đại diện cho hai sàn HOSE và HNX) và mỗi Công ty Chứng khoán (CTCK) cũng đều có một bảng giá riêng (nguồn dữ liệu được lấy từ hai Sở và Trung tâm lưu ký) cho khách hàng của Công ty mình. Tuy nhiên, các bảng giá này chỉ khác nhau chút ít về giao diện, còn về cơ bản các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau. Sau đây, Nhật Cường sẽ giới thiệu bảng giá từ hai Sở GDCK, vì là bảng giá trực tiếp từ Sở nên tốc độ đường truyền thường nhanh hơn và hiển thị chi tiết hơn so với bảng giá của một số Công ty Chứng khoán khác.

Đang xem: Cách đọc bảng giá chứng khoán

Hướng dẫn cơ bản cách xem bảng giá Chứng khoán

Muốn theo dõi bảng giá sàn HOSE, mời bạn kích vào đây. (Sau khi kích vào bạn vui lòng đợi một vài giây để hệ thống load dữ liệu).

*

(Bạn có thể kích chuột phải vào ảnh và chọn: Save image as…(Lưu ảnh…) để tải ảnh về sẽ xem rõ nét hơn)

Đây là Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK TPHCM (Sàn HOSE). Đơn vị giá: 1.000 VND, Đơn vị Khối lượng: 10 CP. Các mã cổ phiếu trong bảng giá này được sắp xếp theo thứ tự A B C. Do đó, các bạn muốn đưa mã cổ phiếu nào lên hàng trên cùng chỉ cần kích chuột vào mã cổ phiếu đó lập tức mã cổ phiếu đó sẽ hiện lên dòng đầu tiên. Trong ảnh trên mình đã chọn mã VCB (Ngân hàng Vietcombank) làm ví dụ.

Tham khảo ngay  Cách Đổi 1 Lượng Vàng Bằng Bao Nhiêu Chỉ, Bao Nhiêu Gam? ? Ounce Vàng Là Gì

Muốn theo dõi bảng giá sàn HNX, mời bạn kích vào đây. (Sau khi kích vào bạn vui lòng đợi một vài giây để hệ thống load dữ liệu).

*

Đây là Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK Hà Nội (HNX). Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị khối lượng: 1000 CP. Bảng giá này có tích hợp cả 2 sàn HNX và sàn UpCom. Cổ phiếu nào thuộc sàn UpCom sẽ được ký hiệu là chữ “UP” ở cột ngoài cùng bên trái. Cổ phiếu nào thuộc sàn HNX được ký hiệu là chữ “NY” (viết tắt của Niêm yết).

Vì sàn HNX và UpCom thanh khoản thường thấp (Khối lượng khớp lệnh thấp – đặc biệt là sàn UpCom) nên Tab đầu tiên ở phía trên góc phải là chữ “TOP” – Đây cũng là Tab mặc định khi các bạn kích vào xem bảng giá sàn HNX từ website của Sở GDCK Hà Nội. Tab này được sắp xếp theo Khối lượng khớp lệnh ở từng cổ phiếu từ cao xuống thấp.

Xem thêm: Bolt Là Gì – Nghĩa Của Từ Bolt Trong Tiếng Việt

Chú thích các tên và ký hiệu các cột trong bảng giá chứng khoán

Ở trong mỗi bảng giá của hai sàn HOSE và HNX đều có các cột như sau:

Mã cổ phiếu (Chứng khoán)ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng)Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím)Giá sàn (ký hiệu FL– viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam)Bên mua (hay Dư mua)Bên bán (Dư bán)Cao nhất (giá khớp cao nhất trong phiên)Thấp nhất (giá khớp thấp nhất trong phiên)Khớp lệnh, Giá khớp, KLTH (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp)Thay đổi (hay +/- so với giá Tham chiếu)TKL đã khớp (tổng khối lượng khớp)Thỏa thuận (Giao dịch thỏa thuận không qua khớp lệnh trực tiếp trên sàn)NN mua (Nước ngoài mua), NN bán (Nước ngoài bán)…

Tham khảo ngay  Post Codes And The Postal System In Vietnam, Postal Codes In Vietnam

Nhật Cường sẽ giải thích cụ thể, chi tiết ngay sau đây:

1/ Mã cổ phiếu (hay Chứng khoán – CK): mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hoa Sen có mã là HSG (Hoa Sen Group), CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk)… Hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có hơn 300 công ty đang niêm niêm yết. Trên tổng 2 sàn có khoảng 680 mã cổ phiếu đang niêm yết giao dịch. (Danh sách các mã bạn có thể tham khảo Tại đây)

2/ ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.

3/ Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím): Là giá kịch trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá tím.

Tham khảo ngay  Giá, Biểu Đồ, Vốn Hóa Thị Trường Của Tether Usdt Là Gì, Thông Tin Về Đồng Usdt

4/ Giá sàn (ký hiệu FL– viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam): Là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.

Ví dụ:

Thì:

5/ Giá xanh: Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.

Xem thêm: Return On Equity Là Gì ? Roae Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Trong Phân Tích Đầu Tư

6/ Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

Ví dụ:

Vì thế, những NĐT cổ phiếu thường yêu màu tím, thích màu xanh, ghét màu đỏ đặc biệt là màu xanh lam

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button