Tìm Hiểu Tục Lệ Cha Đưa Mẹ Đón Nghĩa Là Gì ? Cha Đưa Mẹ Đón Là Như Thế Nào

“Trong rất nhiều đám cưới của bạn bè, người thân, mình thường thấy bố đẻ đưa con gái về nhà chồng, còn mẹ chồng thì đi đón nàng dâu mới. Người ta bảo đó là tục lệ cha đưa mẹ đón trong văn hóa cưới hỏi của người Việt xưa. Tuy nhiên, trong một số đám cưới ở vùng quê khác nhau, mình lại được nghe nói mẹ chồng không được đi đón con dâu? Còn nữa, có nhiều nơi lại áp dụng tục lệ cha đưa mẹ đón trong đám ma. Vậy thực sự tục lệ này áp dụng trong đám cưới hay đám ma mới đúng?”

Theo như chúng tôi tìm hiểu, tục lệ cha đưa mẹ đón được áp dụng trong cả đám cưới và đám ma. Còn việc có nơi mẹ chồng đi đón con dâu, còn nơi thì mẹ chồng không được đi đón con dâu là do phong tục có sự thay đổi và khác nhau ở từng vùng quê. Cũng như văn hóa của người miền Bắc và người miền Nam cũng có nhiều sự khác biệt, thậm chí là đối ngược nhau.

Đang xem: Cha đưa mẹ đón nghĩa là gì

Ý nghĩa của tục lệ cha đưa mẹ đón trong đám cưới?

*

Trong đám cưới, nhất là đám cưới ở miền Bắc, tục lệ cha đưa mẹ đón rất phổ biến. Đối với nhà gái, vào ngày cưới, cha đẻ của cô dâu sẽ đưa cô dâu về nhà chồng. Còn mẹ đẻ phải kiêng kỵ đưa con gái đi lấy chồng.

Tham khảo ngay  Phoenix Os Là Gì - Cài Android Lên Máy Tính Với Phoenix Os

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Kết Bạn Trên Telegram Trên Điện Thoại, Máy Tính Đơn Giản

Cha đẻ sẽ là người đại diện cho bậc sinh thành đưa con gái đi đến bến bờ mới, nơi bắt đầu cuộc sống hôn nhân sau này thay vì để mẹ đẻ hoặc cả hai đưa đi. Người ta cho rằng, người đàn ông thường mạnh mẽ và biết kìm nén cảm xúc hơn phụ nữ, phụ nữ rất dễ xúc động. Mẹ đưa con gái về nhà chồng thường hay khóc lóc, sụt sùi vì thương con. Con gái thấy mẹ rất dễ bịn rịn, không muốn rời xa nhà mẹ đẻ. Do đó người ta kiêng việc mẹ đẻ đưa con gái đi lấy chồng là thế. Để tìm hiểu sâu hơn các bạn có thể đọc lại bài viết: Mẹ cô dâu có được đi đưa dâu không? Những biểu hiện khóc lóc, thương nhớ, bịn rịn, không lỡ rời xa nhà mẹ đẻ được coi là cấm kỵ trong đám cưới, làm cô dâu sau này rất dễ rời bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ hoặc tâm trí lúc nào cũng nhớ thương cha mẹ đẻ mà không làm tròn bổn phận làm dâu, không tận lực với nhà chồng.

Xem thêm: Giá Đồng Yên Nhật – Tỷ Giá Chuyển Đổi Yên Nhật

*

Đối với nhà trai, trong ngày cưới, mẹ chồng sẽ bê theo một tráp nhỏ gọi là tráp xin dâu, bên trong có thể chứa mẹ chồng đi đón con dâu vừa là thể hiện quyền uy của mẹ chồng trước nàng dâu mới, cũng là thể hiện sự chào đón, tôn trọng của mẹ chồng với nàng dâu, không có chuyện xích mích giữa mẹ chồng – nàng dâu. Cô dâu trong ngày này thường có nhiều cảm xúc, vừa lo lắng, bất an khi về nhà chồng, vừa thổn thức, không lỡ rời xa cha mẹ đẻ, nên người ta nghĩ rằng cho mẹ chồng – cùng là phụ nữ, đi đón con dâu có thể an ủi và hiểu hơn cho tâm trạng của cô dâu. Từ đó cũng làm tăng thêm tình cảm mẹ chồng, con dâu sau này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button