Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Là Gì ? Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Là Gì

Sau khi Tòa án tiến hành xét xử vụ án dân sự và ban hành bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ gửi bản án, quyết định của Tòa án đến cơ quan thi hành án để tiến hành thi hành án theo nội dung của bản án, quyết định. Vậy hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm những cơ quan nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đang xem: Cơ quan thi hành án dân sự là gì

*
*

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014;

– Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.

1. Thi hành án là gì?

Thi hành án dân sự theo quy định được hiểu là hoạt động thực hiện các nội dung của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế, bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giả thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án…Thi hành án được cơ quan thi hành án thực hiện theo quy định của Luật thi hành án.

Trong quá trình thi hành án, có các chủ thể sau:

+ Người được thi hành án được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành.

+ Người phải thi hành án được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án ban hành được thi hành.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Luật thi hành án dân sự được hiểu là là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

2. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm những cơ quan nào?

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định tại Điều 13 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014. Theo đó Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự (Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng), Cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:

Tham khảo ngay  Phần 2: Bệnh Rubella Có Nguy Hiểm Hay Không? ? Bệnh Rubella Là Gì

+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định như sau:

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội (bao gồm Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng; Phòng Thi hành án quân khu và tương đương; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng) được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:

– Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp. Cụ thể Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

– Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

– Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 53 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự như sau:

Tham khảo ngay  Khái Niệm Thời Kỳ Quá Độ Là Gì, Tính Tất Yếu,

– Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp. Theo đó thì Tổng cục thi hành án dân sự thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự quy định tại Điều 167 Luật Thi hành án dân sự. Ngoài ra thì tổng cục thi hành án dân sự cũng tiến hành quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Xem thêm: 9 Nốt Ruồi Đại Phú Quý Ai Có Là Người Vô Cùng May Mắn, Nốt Ruồi Ở Vành Tai Có Ý Nghĩa Gì

– Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, cụ thể cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương gồm các cục, vụ và tương đương.

– Theo quy định tại nghị định này thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ quy định, các cơ quan của tổng cục thi hành án phải thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ.

Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội được quy định tại Điều 54 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự. Theo đó thì Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội gồm có:

– Ở Bộ Quốc phòng: Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng;

– Ở quân khu và tương đương: Phòng Thi hành án quân khu và tương đương (được gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu) là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu và tương đương.

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu được quy định tại Điều 55 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự như sau:

– Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện chức năng tham mưu, cục thi hành án có vai trò giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 168 Luật Thi hành án dân sự, các văn bản pháp luật có liên quan và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự trong quân đội cũng như thực hiện các vai trò, nhiệm vụ khác được giao.

Tham khảo ngay  Một Muỗng Canh Là Muỗng Gì, 1 Thìa, 1 Muỗng Cà Phê Muối Là Bao Nhiêu Gam

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có cơ cấu tổ chức gồm các phòng, ban trực thuộc, cụ thể như sau:

+ Cục trưởng, các Phó Cục trưởng;

+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng;

+ Trưởng ban, Phó Trưởng ban;

+ Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án.

– Phòng Thi hành án cấp quân khu là cơ quan trực thuộc quân khu và tương đương, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Phòng Thi hành án cấp quân khu theo quy định tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự có Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Trưởng phòng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Phó Trưởng phòng, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, Thư ký thi hành án, cán bộ, công chức quốc phòng và quân nhân chuyên nghiệp làm công tác thi hành án.

– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ Quốc phòng quy định.

Như vậy, theo những phân tích ở trên thì Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm Cơ quan quản lý thi hành án dân sự (Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) và Cơ quan thi hành án dân sự (cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu).

Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Usb Boot Để Làm Gì ? Những Điều Cần Biết Về Usb Boot

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến thi hành án, Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, các cơ quan của Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button