E-Government Là Gì – Chính Phủ Điện Tử (Electronic Government) Là Gì

Mặc dù Công nghệ Blockchain ban đầu được thiết kế để thực hiện chức năng là một kiến trúc của Bitcoin, nhưng hiện tại nó đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó là phục vụ cho Chính phủ, được gọi là Chính phủ điện tử, nơi các hệ thống phân tán có nhiều tiềm năng tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng cho lĩnh vực công. Vậy Chính phủ điện tử thực sự là gì? Liệu nó chỉ là lý tưởng hay có thể chuyển thành mô hình thực sự không? Trong bài viết này hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu về thuật ngữ này và các bất cập trong việc triển khai Chính phủ điện tử nhé.

Đang xem: E-government là gì

Nội dung bài viết ẩn
1.Chính phủ điện tử là gì?
2.Định danh điện tử là gì?
3.Những bất cập khi xây dựng Chính phủ điện tử
3.1.Bảo mật thông tin
3.2.Lòng tin vào độ chính xác của thông tin
3.3.Quyền chia sẻ thông tin
4.Đặc điểm và giá trị
5.Ứng dụng Blockchain vào triển khai Chính phủ điện tử
6.Kết luận

Chính phủ điện tử là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về Chính phủ điện tử, có thể kể đến một số tổ chức quốc tế mà đang được sử dụng phổ biến hiện nay như:

World Bank: “Chính phủ điện tử đề cập đến việc các cơ quan chính phủ sử dụng các công nghệ thông tin (chẳng hạn như mạng diện rộng, mạng Internet và mạng di động) mà có khả năng chuyển đổi mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp và với các cơ quan chính phủ khác. Những công nghệ này có thể phục vụ cho những mục đích khác nhau: cung cấp các dịch vụ tốt hơn, cải thiện sự tương tác với doanh nghiệp, tăng cường quyền lực cho công dân thông qua việc truy cập thông tin hoặc quản lý chính phủ hiệu quả hơn. Các lợi ích mang lại có thể giảm tham nhũng, nâng cao sự minh bạch, thuận tiện hơn, tăng doanh thu và/hoặc giảm chi phí”.Liên Hợp quốc: “Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân”.Tổ chức Đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “Chính phủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”.Gartner: Chính phủ điện tử là “sự tối ưu hóa liên tục của việc cung cấp dịch vụ, sự tham gia bầu cử và quản lý bằng cách thay đổi các quan hệ bên trong và bên ngoài thông qua công nghệ, Internet và các phương tiện mới”.Nhóm nghiên cứu về Chính phủ điện tử trong một thế giới phát triển: “Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả, hỗ trợ truy cập tới các dịch vụ của chính phủ, cho phép truy cập nhiều hơn vào thông tin và làm cho chính phủ có trách nhiệm với công dân. Chính phủ điện tử có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ qua Internet, điện thoại, các trung tâm cộng đồng, các thiết bị không dây hoặc các hệ thống liên lạc khác”.

Tham khảo ngay  5 Địa Chỉ Mua Bán Usdt Giá Rẻ Uy Tín Chỉ Trong 3 Phút Cho Mọi Người Mới Bắt Đầu

Có thấy được một số các điểm chung đó là, Chính phủ điện tử bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet, để cải thiện việc cung cấp dịch vụ của chính phủ tới công đân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước khác. Cho phép công dân tương tác và nhận dịch vụ từ chính phủ liên bang, bang và địa phương 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Định danh điện tử là gì?

Cũng liên quan đến khái niệm Chính phủ điện tử đó là định danh điện tử.

Định danh điện tử là sự thống nhất giữa các loại giấy tờ và thông tin cá nhân của công dân bằng duy nhất mã số ID hoặc mã số an sinh, khi nhập mã số này hệ thống sẽ tự động đưa ra các thông tin cá nhân cơ bản của một công dân như tên, tuổi, giới tính, nơi ở,…

Vì vậy, công dân đến các cơ quan chức năng để thực hiện thủ tục hành chính chỉ cần mang theo thẻ ID mà không cần mang theo các giấy tờ khác hoặc thậm chí có thể thực hiện các tác vụ đó một cách trực tuyến mà không cần đến tận nơi.

Để giúp các bạn dễ hiểu hơn và thấy được sự tiện lợi của định danh điện tử, các bạn xem qua 2 ví dụ sau:

Ví dụ 1: Hôm nay, anh Minh lên phường để xin làm giấy khai sinh cho con. Trong lúc vừa bị sếp dí công việc, vừa bị vợ hối làm nhanh để con còn nhận quà 1-6, anh Minh hớt ha hớt hải chạy lên làm để kịp giờ đi làm. Xếp hàng sau hàng tá người thì đến lượt mình, nhưng hỡi ôi, đi đường không biết đầu óc để đâu lại làm rơi mất cái sổ hộ khẩu và coi như toàn bộ công sức chờ đợi trở nên công cốc, chưa kể về sẽ nghe vợ nói thay cơm luôn. Vậy nếu lúc này không cần mang theo một đống giấy tờ rắc rồi, rườm rà đó mà chỉ cần mang theo 1 cái thẻ mã ID giống thẻ ATM bỏ vào ví thì liệu có thể tiện lợi hơn không?

Ví dụ 2: Bây giờ là 16g57 phút chiều thứ 6, chị Young còn đang ở ngân hàng làm thủ tục để làm thẻ. Sau khi đợi hàng tiếng đồng hồ để chờ đến lượt ( cuối tuần nên đông kinh khủng ), thì chị Young được cô bé giao dịch viên ngân hàng đưa một xấp giấy với mấy chục mục phải điền thông tin, trong khi đồng hồ thì đang đếm ngược và đúng 3 phút nữa sẽ không nhận thêm giấy tờ. Chà, với 3 phút ngắn ngủi, trong khi phải điền hàng chục đầu mục : họ và tên, Số cmnd, …. Thì chị Young có tự tin rằng lúc đó mình không điền sai thông tin gì? Vậy nếu lúc này, khi định danh điện tử đã trở nên phổ biến, thì thậm chí là 16g59 phút, chị Young vẫn sẽ nhẹ nhàng và thản nhiên bước đến, cười một cái thật duyên và móc trong túi ra cái thẻ mã ID để bạn giao dịch viên quét “nhẹ” trên hệ thống, với toàn bộ thông tin cần thiết của bạn sẽ hiện ra đầy đủ.

Vì vậy, định danh điện tử ra đời sẽ giải quyết được vấn đề các thủ tục hành chính hiện nay, đem lại sự tiện lợi cho người dân và cơ quan nhà nước.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Sử Dụng Discord Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Discord Cho Người Mới

Những bất cập khi xây dựng Chính phủ điện tử

Định danh điện tử cho thấy đây là một bước đi quan trọng trong tiến trình phát triển của khoa học công nghệ.

Theo thời báo kinh tế số tháng 6 năm 2000 đã nhận định: “Trong vòng 5 năm tới, Chính phủ điện tử sẽ không những thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ công mà còn thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Sau thương mại điện tử, Chính phủ điện tử sẽ là cuộc cách mạng Internet tiếp theo”.

Nhưng dự đoán đó đã không chính xác, mà phải tới 18 năm sau nó mới diễn ra.

*

Các vấn đề bất cập khi áp dụng công nghệ định danh điện tử đó là:

Bảo mật thông tin

Việc thông tin của người dùng luôn được lưu trữ trên mạng Internet đặt ra một câu hỏi lớn về quyền bảo mật thông tin. Nếu ai cũng có thể truy cập vào Internet và tìm kiếm thông tin người khác, thì đây sẽ là một điều không thuận tiện, thậm chí rất nguy hiểm với cuộc sống của công dân. Các hacker có thể hack vào các hệ thống để tìm thông tin, hoặc đơn giản là mua thông tin từ người quản trị các hệ thống đó.

Xem thêm: Nguyên Nhân Khiến Bà Bầu Khó Chịu Mệt Mỏi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Lòng tin vào độ chính xác của thông tin

Lòng tin vào độ chính xác của các thông tin định danh điện tử cũng là một dấu hỏi, vì không có gì đảm bảo các thông tin mà người dùng cung cấp là chuẩn xác khi không có một cơ quan nào đứng ra để kiểm chứng các thông tin đó. Điều này dẫn đến rất nhiều bất tiện, mỗi khi cần thông tin người dùng, các công ty sẽ phải đề nghị người dùng cung cấp thông tin lại một lần nữa, dẫn đến việc tăng chi phí và gây nhiều bất tiện.

Quyền chia sẻ thông tin

Ngoài ra các công ty còn có xu hướng không muốn chia sẻ thông tin cho nhau, nên việc xác minh lại thông tin người dùng sẽ xảy ra rất nhiều lần, gây lãng phí. Trên hết, quyền sở hữu thông tin của chính bản thân mình là vô cùng quan trọng. Chỉ có bạn mới có quyền chia sẻ, cho phép ai khác biết về các thông tin của chính bạn, nhưng với các hệ thống hiện tại, điều này là không khả thi.

Đặc điểm và giá trị

Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cải thiện hoạt động của các tổ chức, khu vực hành chính và công cộng. Ví dụ cho phép đăng ký và cấp hộ chiếu trực tuyến. Tuy nhiên, khái niệm này không đơn thuần chỉ liên quan đến máy tính hay mạng Internet, bởi một phần không nhỏ dân số tại nhiều nước còn chưa có điều kiện tiếp cận với các thiết bị điện tử. Do đó, Chính phủ điện tử sẽ là sự đổi mới toàn diện về những mối quan hệ giữa chính phủ và các bên liên quan.

Mối quan hệ giữa chính phủ này và công dân phải bảo đảm tính minh bạch, công khai, thuận tiện, cũng như bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau giữa công dân với chính phủ, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiến đến thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm thời gian thực hiện đối với các thủ tục hành chính cơ bản Những tính chất trên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong việc đối phó với nạn giấy tờ giả tại một số nước như hiện tại, dẫn đến tình trạng mất niềm tin giữa người dân và một số cơ quan chính quyền, ảnh hưởng đến cả góc nhìn của các công dân nước ngoài về đất nước đó.

Tham khảo ngay  Khái Niệm Giải Chấp Là Gì - Khái Niệm Giải Chấp Sổ Đỏ Và Những Điều Cần Lưu Ý

Nhìn từ một góc độ khác, việc duy trì sự giám sát giữa Chính phủ và người dân sẽ góp phần hạn chế tỉ lệ tội phạm, do các biểu hiện của đối tượng có hành vi phạm pháp có thể sớm bị phát hiện thông qua các hành động như mua bán chất cấm hay vũ khí nguy hiểm trái phép. Bên cạnh đó, Chính phủ điện tử còn góp phần tiết kiệm ngân sách và nguồn lực cộng đồng.

Trong xu hướng công nghiệp 4.0 đang lan rộng thì nhu cầu xây dựng một Chính phủ điện tử của nhiều quốc gia đang trở nên rất cần thiết. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết các Chính phủ hiện tại sẽ phải tìm ra phương thức quản lý và thống kê dân số hiệu quả nhất. Một trong những giải pháp được đưa ra là sử dụng công nghệ Blockchain. Theo đó, một số quốc gia trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển dự án này.

Ứng dụng Blockchain vào triển khai Chính phủ điện tử

Blockchain là công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu dưới dạng phân tán (Decentralized). Dữ liệu trong Blockchain sẽ được lưu trữ và truyền tải dưới dạng các “khối” (Block) và mở rộng theo thời gian. Các block này sẽ được tạo ra bởi các “nút” (nodes) trong mạng lưới và khi một block được tạo ra, nó sẽ chỉ được add vào chuỗi chính (blockchain) nếu nhận được sự đồng thuận (consensus) của đa số các nodes. Mọi thông tin và sự thay đổi của thông tin trên hệ thống đều hoàn toàn minh bạch. Không ai có thể thay đổi thông tin về bằng cấp của một người dùng khi nếu không đủ thẩm quyền.

Minh bạch và bất biến: Tất cả các thông tin trên Blockchain hoàn toàn được mã hóa, và chỉ có người chủ thông tin đó mới có quyền “giải mã” thông tin này.Ẩn danh: Vì không có một bên trung gian kiểm soát hệ thống, nên không ai có thể hoàn toàn kiểm soát hệ thống Blockchain

Kết luận

Bất chấp những nhược điểm tiềm năng này, các hệ thống blockchain vẫn có một số ứng dụng có thể trong quản trị. Từ việc tăng cường tính minh bạch đến hợp lý hóa quy trình thu thuế, các mạng phân quyền có thể giúp các chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và xây dựng mức độ tin cậy cao hơn với người dân của họ. Mặc dù một số ứng dụng vẫn chỉ là giả thuyết, nhiều quốc gia đã thử nghiệm nó.

Điều đáng chú ý là các hệ thống số hóa đã được sử dụng để quản trị từ đầu những năm 2000, nhiều năm trước khi blockchain ra đời. Estonia là một ví dụ nổi bật, đất nước này đã khởi động chương trình nhận dạng kỹ thuật số vào năm 2002 và là quốc gia đầu tiên tổ chức bầu cử qua Internet vào năm 2005. Năm 2014, chính phủ Estonia đã phát động chương trình Thông tin cư trú điện tử, trong đó đề cập đến việc sử dụng công nghệ blockchain cho quản lý và bảo mật dữ liệu số.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Công Quyền Là Gì

Mặc dù công nghệ blockchain ban đầu được thiết kế để hoạt động như kiến trúc của Bitcoin, nhưng hiện tại nó đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những lĩnh vực này là quản trị, nơi các hệ thống phân quyền có tiềm năng thay đổi lớn khu vực công.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button