Lãi Suất Libor Rate Là Gì ? Vai Trò Của Libor Đến Thị Trường Tài Chính
LIBOR là một loại lãi suất liên ngân hàng mà tại đó các ngân hàng cho nhau vay đối với các khoản vay ngắn hạn còn được hiểu là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn. Dù tên gọi như vậy nhưng thực chất LIBOR được xem như tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết bằng năm loại tiền tệ là (USD, EUR, GBP, JPY và CHF).
Đang xem: Libor rate là gì
Bạn đang xem: Libor rate là gì
Là một trong những mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường tài chính toàn cầu, LIBOR được xem là “phong vũ biểu”, được thị trường theo dõi chặt chẽ để xác định sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng. Nếu lãi suất này bắt đầu tăng, thì đó có thể là một dấu hiệu của sự căng thẳng tài chính hay khiến một số nhà đầu tư lo ngại rằng đang có vấn đề cơ bản với thị trường lãi suất toàn cầu.
LIBOR có vẻ chỉ như một chiếc răng cưa nhỏ trong cả cỗ máy tài chính lớn, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Tuy nhiên, dù từng được mệnh danh là con số quan trọng nhất thế giới, Libor đã mất dần uy tín sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đứng trước những thách thức bị khai tử kéo theo sự thay đổi của toàn bộ cách thức hoạt động của thị trường tài chính.
Ngay cả khi bạn chưa bao giờ nghe đến Libor thì mức lãi suất này vẫn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình tài chính của bạn. Trong bài viết này, phunutiepthi.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi, Libor là gì và tầm quan trọng của công cụ tài chính đối với thị trường tài chính toàn cầu cũng như số phận của nó trong tương lai.
1. Tổng quan về Libor
1.1 LIBOR là gì ?
LIBOR là từ viết tắt của “London Inter-Bank Offered Rate) là một loại lãi suất liên ngân hàng mà tại đó các ngân hàng cho nhau vay đối với các khoản vay ngắn hạn còn được hiểu là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn.
Dù tên gọi như vậy nhưng thực chất LIBOR được xem như tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết bằng năm loại tiền tệ là (USD, EUR, GBP, JPY và CHF) với giá trị các hợp đồng sử dụng lãi suất này làm tham chiếu trên toàn thế giới lên tới 350 nghìn tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với thị trường cổ phiếu toàn cầu.
Libor được niêm yết với 5 loại tiền tệ
Nói theo cách khác, Libor là lãi suất mà tại đó các ngân hàng có thể vay mượn tiền, ở mức có thể tính toán được, từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London, được cố định hàng ngày bởi Hiệp hội Ngân hàng Anh và thông báo qua Thomson Reuters.
Lãi suất này được tính toán và công bố mỗi ngày bởi Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) – sàn giao dịch điện tử được kết nối trực tiếp với các cá nhân và công ty muốn kinh doanh dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, các phái sinh hàng hóa và hợp đồng tương lai.
1.2 Ý nghĩa của Libor
Như chúng ta đã biết, từ lâu Luân Đôn là một trung tâm tài chính lớn của châu Âu và thế giới, vì thế mà lãi suất LIBOR tác động không riêng gì tại Luân Đôn mà cả châu Âu cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng đến nhiều nước khác khắp các châu lục. Cụ thể, ngay tại Việt Nam loại lãi suất này cũng được xem là một công cụ tham chiếu quan trọng được nhiều nhà phân tích và trader ưa thích trên thị trường tài chính.
Theo một cách nói hình tượng, lãi suất LIBOR đã vươn xa hàng ngàn dặm từ sông Thames ở Luân Đôn để trở thành một công cụ tham chiếu quan trọng cho các công cụ tài chính, chẳng hạn như hợp đồng tương lai, đồng đô la Mỹ, hợp đồng hoán đổi lãi suất và thế chấp lãi suất thay đổi (variable rate mortgage).
Ngoài ra, lãi suất này có vai trò đáng kể trong thời điểm thắt chặt tín dụng khi ngân hàng nước ngoài khao khát đô la Mỹ. Thực tế, LIBOR đóng vai trò quan trọng đối với việc thanh toán nợ thế chấp tại Mỹ với khoảng 1,2 nghìn tỷ đô la các khoản thế chấp có thể tỷ lệ điều chỉnh gắn với lãi suất này.
LIBOR cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên toàn thế giới, vì vậy nó tác động đến cả người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh cũng như các tổ chức tài chính. Lãi suất của các sản phẩm tín dụng khác nhau như thẻ tín dụng, vay mua ô tô và thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh dao động dựa trên lãi suất liên ngân hàng. Sự thay đổi về tỷ lệ này giúp xác định sự dễ dàng vay giữa ngân hàng và người tiêu dùng.
Nhưng có một nhược điểm khi sử dụng tỷ lệ lãi suất này đó là mặc dù chi phí vay thấp hơn có thể hấp dẫn người tiêu dùng, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số chứng khoán. Một số quỹ tương hỗ có thể được gắn vào LIBOR, do đó lợi suất của họ có thể giảm khi lãi suất này biến động.
1.3 Lịch sử hình thành lãi suất Libor
Nhu cầu về một biện pháp thống nhất về lãi suất giữa các tổ chức tài chính trở nên bức thiết khi thị trường cho các sản phẩm dựa trên lãi suất bắt đầu phát triển trong những năm 1980. Năm 1984 đánh dấu sự xuất hiện chính thức của LIBOR, khi Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA) đã tìm cách bổ sung các điều khoản giao dịch thích hợp vào các thị trường giao dịch sôi nổi như thị trường ngoại hối, thị trường thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn (forward rate agreements) và thị trường hoán đổi lãi suất.
Lãi suất LIBOR lần đầu tiên được sử dụng trong các thị trường tài chính vào năm 1986 sau hai năm thử nghiệm trước đó. Kể từ đó, lãi suất này đã trải qua nhiều thay đổi. Vấn đề chính là khi BBA LIBOR đổi thành ICE LIBOR vào tháng 2 năm 2014 sau khi Sàn giao dịch liên lục địa tiếp quản việc quản lý.
2. Libor được tính toán như thế nào?
Cách tính Lãi suất Libor
Sàn Giao Dịch Liên Lục Địa (cơ quan tính toán và công bố lãi suất Libor) đã thành lập một hội đồng được chỉ định của các ngân hàng toàn cầu cho mỗi cặp tiền tệ và kỳ hạn. Ví dụ, 16 ngân hàng lớn, bao gồm Bank of America, Barclays, Citibank, Deutsche Bank, JPMorgan Chase và UBS tạo thành hội đồng cho LIBOR đô la Mỹ. Chỉ những ngân hàng có vai trò quan trọng trong thị trường Luân Đôn mới được coi là đủ điều kiện để trở thành thành viên trong ICE.
Hàng ngày, ICE lấy thông tin từ các ngân hàng lớn trên thế giới về mức phí họ sẽ tính cho các ngân hàng khác đối với khoản vay ngắn hạn. Sau đó các ngân hàng bí mật gửi câu trả lời của họ cho mỗi kỳ hạn cho vay, từ lãi suất qua đêm đến một năm – lãi suất hàng năm đối với nguồn vốn không có bảo đảm trong một thời hạn cụ thể và loại tiền cụ thể.
Dưới hệ thống hiện tại, một số ngân hàng sẽ được khảo sát mỗi ngày bằng dữ liệu do Thomson Reuters cung cấp về lãi suất họ muốn trả nếu phải vay tiền từ các thị trường vốn. Đối với lãi suất LIBOR cho USD, 4 đề nghị cao nhất và 4 đề nghị thấp nhất sẽ bị loại, và Thomson Reuters tính bình quân những đề nghị còn lại.
Sau khi thu thập được các số liệu trên, cơ quan này tính Libor bằng cách loại bỏ mức lãi suất cao nhất và thấp nhất, sau đó tính trung bình cho các số còn lại. Sau khi tỷ lệ cho mỗi kỳ hạn và tiền tệ được tính toán và hoàn thành, chúng sẽ được IBA công bố mỗi ngày một lần vào khoảng 11:55 sáng theo giờ Luân Đôn.
Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA) từng gọi LIBOR là “con số quan trọng nhất thế giới” và tuyên bố rằng những con số này xuất hiện trên một triệu màn hình giao dịch trên khắp thế giới và trong nhiều nguồn tin tức khác nhau. Bất kỳ khoản vay nào được ràng buộc với một trong các chỉ số Libor — ví dụ: Tỷ giá đô la Mỹ kỳ hạn ba tháng — sẽ có những thay đổi mang tính bước ngoặt với các số liệu mới này.
Kể từ tháng 4 năm 2018, ICE đã đệ trình một đề xuất mới để tăng cường phương pháp tính toán LIBOR khi đề xuất sử dụng một phương pháp phân lớp, dựa trên giao dịch, dữ liệu, được gọi là Phương pháp Thác nước (Waterfall Methodology) để xác định LIBOR.
Nếu lãi suất Libor tăng lên, các khoản tiền trả lãi hàng tháng của người vay sẽ tăng lên theo. Ngược lại, nếu lãi suất Libor giảm xuống thì người vay sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi họ phải trả lãi ít hơn. Tuy nhiên, khi Libor hạ thì các quỹ tương hỗ và quỹ lương hưu với các khoản đầu tư vào các tài sản dựa trên lãi suất Libor sẽ bị thiệt thòi khi mà họ sẽ nhận được ít hơn, có nghĩa khi Libor giảm không nhất thiết là một dấu hiệu tích cực.
Lãi suất khởi điểm Libor là lãi suất mà các ngân hàng hàng đầu của Anh phải trả khi vay mượn nhau theo 10 loại tiền tệ và 15 kỳ hạn được quy định trước, ngắn nhất là qua đêm, dài nhất là 12 tháng. Ngoài ra, Libor cũng được dùng để xác định lãi suất của các hợp đồng trị giá hàng ngàn tỷ USD trên toàn thế giới liên quan đến hàng trăm triệu người. Tuy nhiên nước Anh lại thiếu các điều luật truy tố liên quan đến hành vi gian lận lãi suất nên đã gây ra không ít bối rối cho các cơ quan chức năng trong giải quyết các bê bối lừa đảo lãi suất.
Khi một khách hàng gửi tiết kiệm trong các quỹ, hay thông qua mua trái phiếu ngắn hạn, các dạng tài sản thế chấp hoặc vay nợ doanh nghiệp, thì lãi suất nhận hoặc được trả thường dựa trực tiếp hoặc gián tiếp trên Libor. Lãi suất này là tham chiếu cho gần một nửa khế ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh, hơn 70% thị trường kỳ hạn (thị trường tương lai) tại Mỹ và cho phần lớn thị trường tín dụng chéo, nơi các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro từ những thay đổi của lãi suất.
Xem thêm: Nghị Luận Xã Hội Hạnh Phúc Là Gì, Nghị Luận Về Hạnh Phúc
3. Tầm quan trọng của Libor đối với thị trường tài chính toàn cầu
Tầm quan trọng của Libor
Theo số liệu cung cấp từ Kho bạc Anh (HM Treasury), giá trị của những hợp đồng tài chính gắn liền với lãi suất LIBOR đều chạm mốc 300 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nó không bao gồm những khoản vay tiêu dùng và lãi suất điều chỉnh thế chấp nhà. Theo IBA, tổng cộng, giá trị hàng trăm nghìn tỷ USD của mức lãi suất được đưa ra gắn liền với ICE LIBOR.
Một trong những lý do chính mà LIBOR được sử dụng rộng rãi chính là cách tỷ lệ lãi suất này được tính toán và xây dựng khi thể hiện tỷ lệ lãi suất cho vay thấp nhất giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn. Vì vậy, bất cứ sự tăng hoặc giảm mức lãi suất cơ bản (trong mức lãi suất LIBOR) đều tác động đến những hợp đồng gắn liền với LIBOR hoặc dựa vào nó như một chuẩn mực.
Tầm ảnh hưởng của LIBOR không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nhà ở. LIBOR còn được sử dụng phổ biến như lãi suất thả nổi, lãi suất qua đêm, hợp đồng tương lai, thế chấp, khoản vay cho sinh viên, và thậm chí là quỹ hoạt động. LIBOR được sử dụng để thiết lập các mức giá cho những hợp đồng lãi suất tương lai để giúp các công ty bảo hiểm rủi ro lãi suất.
Thường thì chủ sở hữu nhà hoặc những đối tượng đi vay khác không nhận thức được tác động trực tiếp của LIBOR đến việc vay mượn của họ. Nếu may mắn, khi môi trường lãi suất của Mỹ ổn định và nền kinh tế khởi sắc, tất cả đều được lợi với lãi suất LIBOR. Tuy nhiên, trong suốt thời gian bất ổn kinh tế, đặc biệt là ở các nước phát triển, lãi suất LIBOR có dấu hiệu biến động quá mức, làm cho các ngân hàng gặp khó khăn khi đi vay và cho vay lẫn nhau.
Tất nhiên khó khăn này được dẫn truyền đến những doanh nghiệp muốn vay tiền ngân hàng, vì vậy nếu ngân hàng địa phương khan hiếm tiền mặt thì ngân hàng sẽ tính phí cho vay cao hơn, hoặc tệ hơn là doanh nghiệp đó không thể vay được tiền nữa.
Một đặc điểm nổi bật của LIBOR là nó rất nhạy cảm với mọi biến động lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) và có thể làm giảm tác động do cắt giảm lãi suất của FED.
Ngoài ra, Libor cũng mở rộng tầm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối khi gắn liền với những đồng tiền như Euro, bảng Anh, yên Nhật, và những đồng tiền khác thì tác động hàng ngày của LIBOR đến giá trị của đô la ở Mỹ là không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng lãi suất LIBOR liên quan mật thiết đến tỷ giá của đồng Euro, hoặc USD được nắm giữ bởi các ngân hàng nước ngoài khi đồng Euro chiếm khoảng 20% trong tổng dự trữ đô la.
4. Vụ bê bối LIBOR về gian lận lãi suất: Tác động thế nào tới tài chính thế giới?
Vụ Bê bối lịch sử của lãi suất Libor
Vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng Libor – vụ lừa đảo tài chính lớn nhất từ trước đến nay, liên quan đến hơn 360.000 tỷ USD là một trong những scandal ầm ĩ trong lịch sử ngành ngân hàng thế giới. Libor, từng được mệnh danh là con số quan trọng nhất thế giới, đã mất dần uy tín sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi các nhà chức trách Hoa Kỳ và Anh nhận thấy rằng các nhà giao dịch đã thao túng nó để thu lợi.
Vụ bê bối này được đưa ra ánh sáng vào năm 2012, liên quan đến một kế hoạch của các chủ ngân hàng tại nhiều tổ chức tài chính lớn nhằm thao túng tỉ giá liên ngân hàng London (LIBOR) nhằm đạt được mục đích lợi nhuận. Vụ bê bối lịch sử này liên quan đến gần 20 định chế tài chính lớn nhất trải dài từ Mỹ, sang Anh, Thuỵ Sĩ, Đức, thậm chí đến giờ vẫn còn một số ngân hàng Mỹ ở vào diện bị điều tra.
Cụ thể, hồi tháng 7/2012, giới ngân hàng quốc tế chao đảo trước thông tin hàng loạt nhà băng lớn tại Anh và quốc tế bắt tay nhau thao túng lãi suất Libor. Những đơn vị này đã hạ thấp Libor để thu lợi từ các giao dịch, cũng như che giấu chi phí vay của mình trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009. Nạn nhân chính là các ngân hàng đi vay, doanh nghiệp và kể cả cá nhân và hậu quả là hàng loạt án phạt đã được đưa ra và nhiều người đã phải đi tù.
Trong thời gian đó hàng chục ngân hàng dính líu cùng hàng tỷ USD án phạt, vụ bê bối Libor chưa có dấu hiệu ngừng lại khi các cơ quan tiếp tục mở rộng điều tra. Châm ngòi cho việc phanh phui bê bối này chính là ngân hàng Barclays Capital tại Anh và lan sang các ngân hàng khác như UBS, HSBC, Deustch Bank….
Barclays Captital đã thừa nhận gian lận và phải nộp một khoản tiền phạt lớn, Giám đốc Điều hành của Barclays là Robert E. Diamond Jr. và Chủ tịch Marcus Agius phải từ chức và một số giao dịch viên của Barclays có thể vẫn bị truy tố hình sự vì vai trò trong việc thao túng lãi suất LIBOR. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cho nhà chức trách biết rằng họ không hành động một mình, vì thế các ngân hàng khác cũng đã được giới chức kiểm tra, danh tính cụ thể không được cung cấp.
Biếm họa về bê bối thao túng lãi suất LIBOR
Sau vụ bê bối LIBOR lịch sử này, Cơ quan quản lí tài chính Anh (FCA) đã nhận trách nhiệm giám sát LIBOR từ Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA) và chuyển trách nhiệm đó cho Cơ quan quản lí điểm chuẩn ICE (IBA). IBA là một công ty con độc lập của Anh của nhà điều hành trao đổi tư nhân có trụ sở tại Mỹ tên là Intercontinental Exchange (ICE). LIBOR hiện nay thường được gọi là ICE LIBOR.
Từ đây người ta thấy được sự mất công bằng trong việc xác định lãi suất này cũng như lãi suất rất dễ bị thao túng: Một bên đứng ở góc độ người đi vay sẽ muốn có lãi suất thấp và một bên là mong muốn được cho vay với lãi suất cao. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng nên thay thế Libor bằng một công cụ khác chính xác hơn và được quản lý chặt chẽ hơn vì hiện tại Libor chỉ do khu vực tư nhân lập ra và không bị sự quản thúc của chính phủ.
5. Tương lai của Libor: Liệu lãi suất Libor sắp bị khai tử?
Liệu LIBOR sẽ sớm bị khai tử
Trong thông cáo báo chí vào năm 2017, ông Andrew Bailey – người đứng đầu Cơ quan Giám sát Tài chính Anh (FCA- Financial Conduct Authority) cho rằng lãi suất Libor không bền vững do không được tính toán dựa trên các giao dịch thực tế. Libor là tâm điểm của nhiều vụ thao túng lãi suất, khiến các ngân hàng bị phạt tới 9 tỷ USD và nhiều nhân viên ngân hàng phải vào tù.
“Chúng tôi sẽ vẫn hỗ trợ Libor đến hết năm 2021, để thực hiện một quá trình chuyển dịch suôn sẻ, đúng kế hoạch”, ông cho biết. Ngoài ra, Bailey cho biết thị trường tạo nền tảng cho Libor đã không còn “đủ năng động” để quyết định ra một loại lãi suất đáng tin cậy và vì thế họ cần tìm sự thay thế.
Cũng trong năm 2017, Cơ quan quản lí tài chính Anh (FCA) đã nói chuyện với các ngân hàng về việc ngừng sử dụng Libor, và thời gian cần thiết để khai tử lãi suất này. Phần lớn cho rằng có thể thực hiện trong 4 – 5 năm, vì thế FCA đã yêu cầu các ngân hàng tiếp tục nộp lên lãi suất cho đến cuối năm 2021.
Gần đây, nhiều tổ chức cũng đã sử dụng lãi suất thay thế Libor, như ngân hàng Trung ương Anh hồi tháng 4 cho biết họ nhận được đề xuất thay Libor bằng Sonia (Sterling Overnight Index Average) – dựa trên các giao dịch thực và khó thao túng hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng phát triển lãi suất thay thế cho dollar Libor hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã nghiên cứu cải cách hoặc thay thế Euribor.
Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra từ việc thay thế Libor bằng một hệ tham chiếu khác như việc thay thế Libor là tốn kém và không hề dễ dàng, với những lo ngại rằng nếu không được quản lý tốt, nó có thể gây ra sự hỗn loạn cho thị trường tín dụng và tạo nên làn sóng kiện tụng.
6. Kết luận
Hệ thống tài chính thế giới đã sử dụng rộng rãi lãi suất Libor trong một khoảng thời gian tương đối dài như một minh chứng rõ rệt nhất về tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của lãi suất tham chiếu này.
Xem thêm: Quái Vật Momo Là Gì ? Những Bí Ẩn Kinh Dị Của Momo Trên Youtube
Các nhà phân tích tài chính toàn cầu cho rằng cần có nhiều hành động hơn nữa từ các cơ quan quản lý để giúp đỡ các ngân hàng giải quyết các vấn đề chuyển đổi lãi suất, đặc biệt là tại thời điểm Libor chính thức bị khai tử trên thị trường tài chính.