Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Giá Hối Đoái, Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Giá Hối Đoái

Tỷ giá hối đoái được xem xét là yếu tố quan trọng quyết định đến tình hình kinh tế của một quốc gia.Vậy những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?

Trước hết, cần hiểu rõ về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế thị trường như thế nào. Bên cạnh lãi suất và lạm phát thì tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng được quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế tự do. Bởi những hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia càng phát triển thì đòi hỏi phải có sự tính toán về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính tỷ giá là một công cụ hỗ trợ được sử dụng trong tính toán này.

Đang xem: Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một nước thường giảm đi và khi tỷ giá hối đoái thấp hơn, cán cân thương mại sẽ tăng. Tỷ giá này sẽ là thước đo về khả năng cạnh tranh của các nước trong mối quan hệ thương mại

*

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nền kinh tế tự do

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

1. Yếu tố lạm phát

Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.

Nếu trong nước (Việt Nam) có tỷ lệ lạm phát cao hơn quốc gia nước ngoài (Trung Quốc). Người dân Việt sẽ có xu hướng chọn lựa hàng hoá Trung Quốc hơn Việt Nam do giá cả chi trả cho hàng hoá sẽ rẻ hơn và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Trung tăng làm cầu ngoại tệ (nhân dân tệ) tăng.

Còn ở Trung Quốc, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá Việt do giá cao và nhập khẩu Việt giảm khiến cho cung ngoại tệ (nhân dân tệ) giảm. Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái nhân dân tệ so với VND tăng → đồng nội tệ (VND) giảm

Tham khảo ngay  Công Cụ Phái Sinh Là Gì ? Các Loại Sản Phẩm Phái Sinh Trên Thị Trường

Còn với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.

2. Yếu tố lãi suất

Lãi suất ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Ví dụ: Khi Việt Nam có lãi suất thấp hơn so với các nước ngoài như Trung Quốc. Thì nhà đầu tư Việt Nam sẽ có xu hướng đầu tư vào thị trường Trung quốc hoặc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng đó. Vì như vậy sẽ giúp họ có khoản lợi nhuận lớn hơn so với đầu tư vào thị trường Việt Nam nên ngoại tệ Trung Quốc sẽ tăng lên và cung về ngoại tệ Việt Nam sẽ giảm.

Chính điều này làm giảm tỷ giá hối đoái nhân dân tệ còn VND thì tăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá. Ngược lại khi nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì tài chính nội địa hấp dẫn tỷ giá hối đoái giảm còn giá trị nội tệ sẽ tăng

*

Lãi suất nội địa cao thì tỷ giá hối đoái giảm

3. Nợ công

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là do thâm hụt ngân sách một số quốc gia lâm dẫn đến nợ công, điều này tạo nên cái nhìn thiếu thiện cảm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Lý do là vì một khoản nợ lớn thường dẫn đến lạm phát và nếu lạm phát lên cao, chính phủ phải trả lãi cho các khoản nợ này và cuối cùng trả hết nợ với đồng đô la rẻ hơn trong tương lai.

Trong trường hợp xấu nhất, chính phủ có thể in tiền để trả một phần của một khoản nợ lớn, nhưng tăng cung tiền không tránh khỏi gây ra lạm phát. Hơn nữa, nếu chính phủ không có khả năng trả lãi cho thâm hụt thông qua các công cụ trong nước (bán trái phiếu trong nước, tăng cung tiền), thì họ sẽ phải tăng nguồn cung chứng khoán để bán cho người nước ngoài, do đó giá chứng khoán giảm xuống. Cuối cùng, một khoản nợ lớn có thể là mối lo cho nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tin rằng quốc gia này sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không muốn sở hữu chứng khoán đề mệnh giá bằng đồng tiền nước đó nếu nguy cơ vỡ nợ là rất lớn. Bởi vậy nợ công được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Tham khảo ngay  Blockchain Là Gì? Đào Bitcoin Là Gì? Cách Đào Chúng Như Thế Nào Nào? ?

4. Thâm hụt tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại giữa một quốc gia và các đối tác thương mại của nó, phản ánh tất cả các khoản thanh toán giữa các nước liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, lãi và cổ tức.

Xem thêm: Đăng Ký Zalo Pay Trên Điện Thoại Nhanh, Đơn Giản, Zalo Pay Là Gì

Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, bởi thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy một quốc gia đang chi tiêu cho ngoại thương nhiều hơn việc thu nhập từ xuất khẩu, và rằng nước này đang vay vốn từ các nguồn nước ngoài để bù đắp thâm hụt.

Nói cách khác, đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì nhận được thông qua xuất khẩu, và cung cấp nội tệ cho nước ngoài nhiều hơn những gì họ cần để mua hàng hóa. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa làm giảm tỷ giá hối đoái của nước này cho đến khi giá của hàng hóa, dịch vụ trong nước đủ rẻ đối với người nước ngoài và các tài sản nước ngoài quá đắt để tạo ra doanh số bán hàng trong nước.

5. Yếu tố thu nhập

Thu nhập của mỗi quốc giá sẽ tác động đáng kể từ trực tiếp đến gián tiếp tỷ giá hối đoái.

Tác động trực tiếp: Là thu nhập của quốc gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng

Tham khảo ngay  Cơ Thủ Việt Nam Tranh Tài Bi Da Carom 3 Băng Tp, Cơ Thủ Việt Nam Tranh Tài Bi

Tác động gián tiếp: Thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao, thông qua yếu tố lạm phát như đã phân tích trên làm tỷ giá tăng

Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến việc giảm tỷ giá hối đoái

6. Yếu tố trao đổi thương mại

Yếu tố thương mại sẽ bao gồm 2 khía cạnh chính: Cán cân thanh toán và tình hình tăng trưởng kinh tế.

Tình hình tăng trường kinh tế: Nếu tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng và khiến cho giá trị đồng nội tệ tăng dẫn đến việc giảm tỷ giá. Còn tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoán tăng.

Cán cân thanh toán: cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng. Còn cán cân thanh toán nội địa cao thì nội tệ tăng và ngoại tế giảm sẽ khiến cho tỷ giá giảm.

7. Mức độ ổn định chính trị

Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn muốn đầu tư vào những quốc gia có nền chính trị ổn định với nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ. Một đất nước có những đặc điểm này sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn so với các nước có rủi ro chính trị và kinh tế cao hơn.

Xem thêm: Khái Niệm Và Cách Sử Dụng Động Từ Khuyết Thiếu Là Gì ? Cách Sử Dụng Động Từ Khuyết Thiếu

Ví dụ, bất ổn chính trị có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư dành cho một đồng tiền và họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các nước ổn định hơn.

Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị tỷ giá hối đoái bạn nên biết để có thể đầu tư thành công với lợi nhuận đem đến cao nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button