Công Thức Tính Tỷ Số Nợ Trên Tài Sản (Total, Thông Tin Từ A Đến Z Cho Trader

Doanh nghiệp cần biết các chỉ tiêu tài chính – ý nghĩa của chỉ tiêu tài chính

*

Các chỉ tiêu tài chính

1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Công thức : Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa : Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm tới

Đánh giá

-Trên 1 lần : an toàn

-Dưới 1 lần : DN có thể đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến VLĐ ròng âm

1.2 Hệ số thanh toán nhanh

Công thức : ( Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + phải thu ngắn hạn ) / ( nợ ngắn hạn )

Ý nghĩa : Đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn

Đánh giá :

-Trên 0,5 lần : an toàn

1.3 Khả năng thanh toán lãi vay

Dựa trên lợi nhuận

Công thức : Lợi nhuận trước thuế và lãi ( EBIT) /chi phí trả lãi vay

Ý nghĩa : Đánh giá mức đọ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm

Đánh giá :

-Mức an toàn tối thiểu là 2 lần

-Nhở hơn 1 : DN bị lỗ

1.4 Khả năng hoàn trả nợ vay

Dựa trên lưu chuyển tiền tệ

Công thức : (Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế thu nhập + Chi phí trả lãi vay )/ chi phí trả lãi vay

Ý nghĩa : Đánh giá khả năng trả lãi vay bằng tiền mặt chứ không phải từ lợi nhuận hạch toán

Đánh giá :

-Mức an toàn tối thiểu là 2 lần

– Nhỏ hơn 1 : DN bị lỗ

1.5 Khả năng thanh toán lãi vay

Công thức : (LNTT + Khấu hao + Chi phí trả lãi vay ) / ( Tiền tar nợ gốc + Chi phí trả lãi vay )

Ý ngĩa :Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao

Tham khảo ngay  Cách Mua Btc ) Trực Tuyến & Quy Đổi Tiền Dễ Dàng, Just A Moment

Đánh giá :

-Mức an toàn tối thiểu : 1 lần

2.Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính ( cơ cấu vốn )

2.1 Hệ số tự tài trợ

Công thức : Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn

Ý nghĩa : Đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của DN và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu

Đánh giá :

-nói chung : hệ số cao thường an toàn

-Mức tối thiểu :

+ 15% đối với cho vay có TSBĐ

-20% đối với cho vay không có bảo đảm

2.2 Hệ số đòn bẩy tài chính

Công thức : Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa : thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE

Đánh giá :

-Ngân hàng mong muốn một tỷ lệ thấp

2.3 Hệ số tài sản cố định

Công thức : Tài sản cố định / vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa : Đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ

Đánh giá :

-Nói chung , hệ số nhỏ thể hiện an toàn

2.4 Hệ số thích ứng dài hạn

Công thức : Tài sản dài hạn / ( vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn )

Ý nghĩa : Đánh giá khả năng DN có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn

Đánh giá :

-hệ số này không được vượt quá 1

2.5 Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số nợ trên tài sản = (Tổng nợ/Tổng tài san) x 100%

Ý nghĩa

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít.

Đang xem: Tỷ số nợ trên tài sản

Xem thêm: So Sánh Phí Giao Dịch Chứng Khoán Và Các Loại Thuế Chứng Khoán Hsc

Tham khảo ngay  Alley Là Gì - Alley Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Sinh Thường Không Đau Đẻ Và Các Phương Pháp Giảm Đau

Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành

3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

3.1 vòng quay tổng tài sản

Công thức : Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa : Cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm

Đánh giá :

-Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao

3.2 Vòng quay vốn lưu đông

Công thức : Doanh thu thuần / tổng tài sản ngắn hạn bình quân

Ý nghĩa : cho biết tài sản ngắn hạn được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu

Đánh giá :

-Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

3.3 Chu kỳ hàng tồn kho

Công thức : ( hàng tồn kho bình quân x 360 ) / Giá vốn hàng bán

Ý nghĩa : cho biết hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho – Đánh giá tính thành khoản của hàng tồn kho

Đánh giá :

Việc đánh giá trùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và chu kỳ hoạt động của DN

3.4 Kỳ thu tiền bình quân

Công thức : ( các khoản phải thu TM bình quân x 360 ) / Doanh thu thuần

Ý nghĩa : Cho biết só ngày bq cần có để chuyển các khoản phải thu TM thành tiền mặt. Thể hiện khả năng thu nợ từ khách hàng và chính sách tín dụng thương mại của DN

Đánh giá :

-Hệ số càng nhỏ càng tốt

-Cần gắn với ngành nghề kinh doanh

Tham khảo ngay  Hệ Thống Mps Là Gì ? Tổng Quát Kiến Thức Về Mps Cần Nắm Rõ Hệ Thống Mps Là Gì

3.5 Thời gian thanh toán công nợ

Công thức : ( các khoản phải trả TM bq x 360 ) / Giá vốn hàng bán

Ý nghĩa : Cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền

Đánh giá :

-Cần gắn với chính sách mua hàng và quan hệ DN với nhà cung cấp

4.Nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng

4.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Công thức : (DTT kỳ hiện tại / DTT kỳ trước ) – 1

Đánh giá

Tỷ lệ này cần dương, cang cao càng tốt

4.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh

Công thức : ( LN từ HĐKD kỳ hiện tại / LN từ HĐKD kỳ trước ) – 1

Đánh giá

Tỷ lệ này cần dương , càng cao càng tốt

5.Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

5.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp

Công thức : LN gộp từ bán hàng / Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong 1 quy trình SXKD của DN

Đánh giá :

-Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

5.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA )

Công thức : Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân

Ý ngĩa : Đo lường kết quả sửu dụng tài sản của DN để tạo ra lợi nhuận

Đánh giá :

-Hệ số càng cao càng tốt

5.3 Tỷ suất sinh lời của VCSH ( ROE )

Công thức : lợi nhuận sau thuế / Vốn CSH bình quân

Ý nghĩa : Phản ánh hiệu qảu SXKD của DN từ nguồn vốn chủ sở hữu

Đánh giá :

-hệ số cáng cao càng tốt

6.Nhóm chỉ tiêu về đánh giá dòng tiền

6.1 lưu chuyển tiền từ HĐKD trên DTT

Công thức : LCTT từ hoạt động kinh doanh / DTT

Ý nghĩa : Đánh giá khả năng thu tiền mặt từ doanh thu

6.2 Lưu chuyển tiền từ HĐKD trên vốn CSH

Công thức : LCTT từ hoạt động kinh doanh / Vốn CSH

Ý nghĩa : Đánh giá khả năng tạo tiền từ vốn chủ sở hữu

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội chuyên nhận làm dịch vụ báo cáo tài chính, thành lập doanh nghiệp tại đống đa, thành lập công ty tại long biên uy tín giá rẻ chuyên nghiệp

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button