Râu Ngô Có Tác Dụng Gì – 9 Công Dụng Bất Ngờ Từ Râu Ngô

Râu ngô là một loại thảo dược quý nhưng tưởng chừng bị bỏ đi trong đời sống. Bản thân của râu ngô là vị thuốc lành tính, giúp mát gan, thanh lọc cơ thể rất tốt. Vậy cụ thể tác dụng của râu ngô là gì? Cách nấu nước râu ngô giải độc, mát gan như thế nào? Mời đọc theo dõi bài viết rất bổ ích về râu ngô sau đây.

Đang xem: Râu ngô có tác dụng gì

*

Râu ngô

Râu ngô là gì?

Râu ngô hay còn được gọi là râu bắp, râu lúa ngô, râu ngọc mễ, có tên khoa học là Zea mays L, thuộc họ nhà lúa. Là loại cây thân thảo và thường được trồng trên những trên những vùng đồng bằng ở nước ta. Dưới đây là một số đặc điểm của cây mà bạn nên biết.

Đặc điểm của râu ngô

Cây ngô là loài cây thảo có chiều cao từ 1.5m đến 2.5m. Thân của loài cây này đặc và dày như thân của cây tre, có đốt và mỗi đốt thường cách nhau khoảng từ 20 đến 25cm. Lá của cây rất to, dài và rộng, ngoài ra lá của cây được bao phủ bởi lông rất thô ráp.

Hoa của cây đực có màu xanh và thường mọc tụ lại thành một bông dài ở ngọn cây. Còn hoa cái thường mọc một bông rất to và có hình trụ ở nách lá, được bao phủ xung quanh là các lá bắc dang mảng. Quả ngô thường có rất nhiều hạt cứng và bóng.

Râu ngô tươi có màu vàng óng rất bắt mắt, khi phơi khô có màu đỏ sẫm, râu ngô có mùi hương đặc trưng thu nhiều hút côn trùng.

Cách thu hái và chế biến râu ngô

Râu ngô thường được thu hoạch 2 lần hằng năm, lần một là vào tháng 4 hoặc tháng 5, lần hai từ tháng 7 hoặc tháng 8. Râu ngô sau khi được thu hái người ta sẽ phân loại và bỏ đi những sợi màu đen, chỉ lấy những sợi màu vàng. Sau công đoạn phân loại người ta sẽ rửa sạch và mang đi phơi ở những nơi thoáng mát.

Tham khảo ngay  Thuốc Sụn Cá Mập Có Tác Dụng Gì, Sụn Vi Cá Mập

*

Thành phần hóa học của râu ngô

Dưới đây là một số thành phần hoạt chất hóa học có trong cây râu ngô:

Trong 1g râu ngô thường chứa 1600 đơn vị sinh lý của vitamin C và vitamin K.

Ngoài ra râu ngô còn chưa từ 4% đến 5% các chất khoáng giàu kali, đường tự nhiên và các chất Sterolnhư Sitosterol và Stigmasterol, tinh dầu, tanin.

Râu ngô (râu bắp) có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng của râu bắp đã được các giới chuyên môn công nhận an toàn và mang lại hiệu quả cao cho các bệnh nhân sử dụng.

· Hạ đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.

· Tăng bài tiết nước tiểu thải tố cơ thể ra ngoài.

· Tăng bài tiết mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột tốt hơn

· Hỗ trợ điều trị ứ mật và bệnh sỏi túi mật.

· Cải thiện tình trạng tim mạch tốt hơn.

· Cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung.

· Trị ho ra máu, vàng da, phù thủng.

· Giảm đau và đông máu nhanh hơn.

· Hỗ trợ nâng cao nhiệm vụ vỏ tuyến ở thượng thận.

· Ức chế các tụ khuẩn coli, phế cầu khuẩn.

Cụ thể, chúng ta sẽ đi sâu vào tác dụng của từng bài thuốc, cũng như liều dùng, cách dùng các bài thuốc này.

*

Tác dụng của râu ngô

Râu ngô có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Để làm bài thuốc này ta cần râu ngô khoảng từ 10g đến 15g sắc chung với nước để uống. Ngoài ra, ta có thể ủ hạt ngô với nước cho lên mầm rồi lấy mầm mang đi sấy khô và tán thành bột để dùng. Mỗi ngày dùng 25g pha với nước.

Tác dụng của râu ngô chữa bệnh sỏi thận

Để làm bài thuốc này ta cần sử dụng 9g râu ngô hãm với 200ml nước trong 30 phút, lấy nước uống hoặc ta mang đi sắc với nước cũng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 30 ml sau môi bữa ăn khoảng 4 giờ.

Râu ngô có tác dụng chữa viêm thận và viêm bàng quang

Để làm phương thuốc trị viêm thận và viêm bàng quang ta cần các vị thuốc sau 40g rau má, 40g ý dĩ, 30g sài đất, 40g mã đề và cuối cùng là 90g râu ngô. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc chung với 600ml nước, sắc cạn còn 250ml thì ngưng. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 3 đến 4 tiếng.

Tham khảo ngay  Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Cách Phân Loại Và Ví Dụ Đại Từ Là Gì

Nước râu ngô giúp giảm cân giữ dáng

Để sử dụng râu ngô trong việc giảm cân làm đẹp dáng thì ta có 2 cách

Cách 1: Dùng từ 9 gram đến 18 gram râu ngô tươi sắc với từ 200 đến 300 ml nước uống trong ngày. Với cách đun này bạn có thể cho thêm mía hoặc lá dứa vào để tạo mùi thơm và tăng hiệu quả giảm cân.

Xem thêm: Hệ Số Thanh Toán Hiện Hành / Current Ratio, Ý Nghĩa Và Cách Tính

Cách 2: Dùng nước sôi tráng qua bình pha trà, cho khoảng 10g râu ngô khô vào bình trà, cho nước sôi vừa đủ ngập rồi chắt bỏ lượng nước đó. Châm nước sôi vào đầy bình trở lại, ngâm trong 10 phút thì có thể sử dụng. Uống trà râu ngô giúp chị em sở hữu eo thon, dáng chuẩn đáng ngưỡng mộ.

*

Trà râu ngô

Bông mã đề và râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, mát gan

Có thể bạn chưa biết, hầu hết các loại nước sâm giải nhiệt bán đầy ở nước ta đều được nấu từ râu ngô. Bông mã đề và râu ngô là hai thành phần chính giúp nước sâm thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể,…

Ngoài ra, còn có thục địa, mía lau, thuốc dòi, cỏ tranh,… giúp nước sâm trở thành món đồ uống “quốc dân” mà ai ai cũng thích. Thức uống này nếu dùng vào ngày nóng thì không còn gì bằng.

Râu ngô có tác dụng chữa bệnh phù thũng

Để chữa phù thũng bằng râu ngô ta chuẩn bị các vị thuốc sau: thóc lép 20g, mơ leo 20g và cuối cùng là 5g râu ngô. Mang ba vị thuốc trên sắc với nước uống sau mỗi bữa ăn.

Nấu nước râu ngô như thế nào?

Cách nấu nước râu ngô hay nước sâm râu ngô rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

500 gram mía lau

50 gram râu ngô

100 gram rễ cỏ tranh

20 gram mã đề

100 gram thục địa

20 gram thuốc dòi

1,5 lít nước lọc

Đường phèn (chuẩn bị ít nhiều tùy vào độ ngọt của bạn).

*

Cách nấu nước râu ngô

Cách nấu:

Bước 1: Mía lau rửa sạch,để ráo, đập dập, xếp dưới đáy nồi.

Bước 2: Xếp các nguyên liệu còn lại lên trên, đổ nước vào đun với lửa lớn 10 phút đầu, sau đó vặn lửa vừa.

Bước 3: Cho thêm đường phèn, 30 phút sau có thể tắt bếp, uống với đá lạnh sẽ rất ngon.

Lưu ý: nước sâm rất dễ bị chua, nên uống hết sau khi nấu, hoặc bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp, có thể giữ lâu được 1-2 ngày.

Tham khảo ngay  Cao Cấp Lý Luận Chính Trị Là Gì ? Quy Chế Đào Tạo Cao Cấp Lý Luân Chính Trị

Các lưu ý khi sử dụng râu ngô

Khi sử dụng râu ngô ta cần lưu ý một số điều sau:

· Khi mua râu ngô nên chọn chỗ có uy tín và chất lượng vi râu ngô rất đễ bị nhiễm thuốc trừ sâu.

· Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

· Không lạm dụng và sử dụng quá liều lượng.

· Không nên cho trẻ nhỏ dùng thay thế nước uống thường ngày.

· Khi sử dụng râu ngô bạn nên cẩn thận với các loại thuốc lợi tiểu và các thực phẩm chức năng khác.

· Bảo quản nước râu ngô ở nhiệt độ thấp để tránh hư hỏng. Tuy nhiên, chỉ bảo quản tối đa 2 ngày vì rất dễ bị chua.

· Không nên uống nước râu ngô khi nhận thấy có vị chua, khi đó chúng đã bị hư, sử dùng sẽ ảnh hưởng dạ dày và tiêu hóa.

Râu ngô mua ở đâu?

Hiện nay, râu ngô được bán khá phổ biến trên thị trường. Để mua được râu ngô chất lượng không thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chúng tôi khuyên bạn nên mua tại Thảo dược An Quốc Thái.

Đây là địa chỉ bán râu ngô cùng nhiều vị thuốc Đông Y khác như: mã đề, cỏ tranh, thục địa,… với uy tín hơn 30 năm tại TPHCM.

Nếu độc giả có nhu cầu mua râu ngô, vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

Cửa hàng thảo dược thiên nhiên An Quốc Thái

Tại An Quốc Thái, giá bán râu ngô (râu bắp): 120.000 VNĐ/KG (loại khô).

Râu ngô khô

Hiện nay, trên thị trường thuốc Đông Y tại Việt Nam, râu ngô được bán với giá dao động từ: 120.000 VNĐ/KG – 150.000 VNĐ/KG. Để tránh trường hợp mua râu ngô kém chất lượng hoặc đội giá, bạn nên chọn mua tại những địa chỉ có uy tín.

Bạn có thể mua râu ngô ở đây vì giá tương đối rẻ và chất lượng đảm bảo.

Xem thêm: Top 8 Cách Xả Xui Đơn Giản Được Nhiều Người Áp Dụng Nhất Vô Nhị

Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết: “Râu ngô có tác dụng gì? Cách nấu nước râu ngô giải độc, mát gan”. Nhìn chung, râu ngô là thảo dược lành tính, có lợi nhiều mặt đối với sức khỏe, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng chúng.

Nếu có người thân, bạn bè chưa biết cách nấu râu ngô thanh nhiệt, mát gan thì hãy chia sẻ bài viết này đến họ nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button